Chi phí quá tốn kém, thu không đủ bù chi đã khiến Malaysia ngậm ngùi chia tay giải đua F1 danh giá sau 19 năm gắn bó và tự hòa về 1 sự kiện thể thao hoành tráng.

F1 không còn là của hiếm

Sau khi hết hạn hợp đồng năm 2017, chính quyền Malaysia đã quyết định ngừng tổ chức giải đua vô địch thế giới công thức 1 sau gần 20 năm đăng cai. Lý do cho sự chia tay này là chi phí bỏ ra quá lớn, thu không đủ bù chi.

Được tổ chức lần đầu vào năm 1999, tại trường đua Sepang, Kuala Lumpur, giải đua Malaysian Grand Prix từng là một điểm nhấn về văn hóa du lịch cho đất nước này, giúp cho lượng khách du lịch đến Malaysia tăng vọt, quảng bá hình ảnh Malaysia đến toàn thế giới với tư cách là quốc gia châu Á thứ 2 sau Nhật Bản tổ chức được giải công thức 1.

{keywords}
Chi phí cao khiến trường đua Sepang phải đóng cửa.

Trường đua Sepang cũng là nơi chứng kiến sự thống trị làng đua công thức một của anh em nhà Schumacher, đội đua Ferrari thời kỳ đầu những năm 2000. Mặc dù giàu tính văn hóa, lịch sử thế nhưng lượng khách tới trường đua ngày càng giảm, khiến lượng vé bán ra không đủ bù chi phí. Trong năm 2016 ban tổ chức chỉ bán được 60% lượng vé phát hành ra. Vậy đâu là nguyên nhân của sự suy giảm này?

Năm đầu tiên khi Malaysia mở đường đua Sepang, họ là quốc gia thứ hai ở châu Á - sau Nhật Bản - tổ chức giải đua này. Lúc đó trên thế giới cũng chỉ có tổng số 16 quốc gia đăng cai. Còn hiện tại trong năm 2018, giải đua công thức một (F1) đã có mặt ở 21 nước trên thế giới, trong đó có 4 quốc gia châu Á là Trung Quốc, Bahrain, Singapore, Nhật Bản và kế bên là Nga. Người Malaysia hiểu rằng Malaysian Grand Prix đã không còn là của hiếm nữa rồi.

Ngay cả trong khu vực Đông Nam Á, họ cũng có một đối thủ đáng gờm là trường đua Marina Bay Street của Singapore ở ngay sát vách kế bên. Trên thực tế, một phần không nhỏ khách du lịch đã bỏ trường đua Sepang để sang Marina Bay mới lạ hơn.

{keywords}
Trường đua Marina Bay Street của Singapore

Chi phí tốn kém và sự thoái trào của F1

Trên thực tế, một lý do không thể không nhắc tới đó là Malaysian Grand Prix chịu ảnh hưởng bởi sự thoái trào của F1 trên thị trường toàn cầu. Các fan hâm mộ đang mất dần hứng thú với môn thể thao này. Theo thống kê, số lượng khán giả trên toàn cầu đã đột ngột suy giảm từ năm 2008 và còn tiếp tục giảm qua từng năm.

Quy định mới về an toàn khiến cho kích thước động cơ xe đua buộc phải thu nhỏ đi, tiếng động cơ cũng không còn đã tai như trước; các cuộc đua cũng nhàm chán hơn, không còn sự cạnh tranh quyết liệt giữa các đội đua; những nghi ngờ về sự can thiệp từ chính trị, kinh tế nhằm thay đổi kết quả đua v.v… tất cả những lí do ấy đang làm khán giả dần dần quay lưng với môn thể thao này. Truyền thông cũng không còn săn đón, đưa tin về các tay đua F1 như thời Michael Schumacher còn hoạt động.

Mặc dù nguồn thu ngày càng ít đi nhưng chi phí để tổ chức một chặng đua vẫn không hề rẻ. Mỗi năm Malaysia phải bỏ ra hàng chục triệu USD chỉ riêng phí đăng cai, đó là còn chưa tính đến các chi phí về điều kiện vật chất, truyền thông. Con số được truyền thông ước tính lên đến hơn 50 triệu USD mỗi năm.

{keywords}
Hà Nội có nên tổ chức một cuộc đua tốn kém như F1?

Đơn vị tài trợ chính của Malaysian Grand Prix vốn là tập đoàn dầu khí Petronas, tuy nhiên với tình hình giá dầu giảm so với thời kỳ trước, việc làm ăn không mấy suôn sẻ thì số tiền bỏ ra tổ chức Malaysian Grand Prix lại trở thành một gánh nặng và cũng không đem lại nhiều hiệu quả về truyền thông.

Sau khi Malaysia rút lui, Hà Nội - Việt Nam được các nhà tổ chức nhắm đến. Thông tin mới nhất là Hà Nội đã đề xuất tổ chức F1 ở khu vực Mỹ Đình và được chính phủ đồng ý về mặt chủ trương với phương thức xã hội hóa 100%.

Thông tin này khiến nhiều người bày tỏ sự phấn khích nếu giải đua F1 được tổ chức tại Việt Nam. Người dân nước ta sẽ có cơ hội lần đầu tiên theo dõi môn thể thao tốc độ này. Tuy nhiên, để tổ chức 1 giải đấu còn phải cân nhắc nhiều yếu tố. Tất cả phải chờ đợi sự tính toán kỹ lưỡng của các chuyên gia và chính quyền.

Hoàng Hiệp

Nợ công 3,5 triệu tỷ đồng, quên 60 tỷ USD 'ngủ yên' trong két

Nợ công 3,5 triệu tỷ đồng, quên 60 tỷ USD 'ngủ yên' trong két

 Có tới khoảng 60 tỷ USD nằm trong dân mà chưa được huy động hết.

Giàu hơn cả Bầu Đức, Trương Gia Bình: Đại gia này vừa nhận quả đắng bẽ bàng

Giàu hơn cả Bầu Đức, Trương Gia Bình: Đại gia này vừa nhận quả đắng bẽ bàng

Túi tiền của cựu diễn viên Nguyễn Ảnh Nhượng Tống tiếp tục bốc hơi, cả ngàn tỷ đồng. Cổ đông lớn bán lỗ thảm hại.

Huyền thoại loài 'thuồng luồng' khổng lồ ẩn mình dưới bùn sâu

Huyền thoại loài 'thuồng luồng' khổng lồ ẩn mình dưới bùn sâu

Ngư dân vùng biển luôn ví cá chình là “thuồng luồng” bởi hình dáng giống loài rắn biển. Loài linh ngư này từ xưa đến nay luôn được bủa vây bằng nhiều huyền thoại.

Biến đổi lớn trong đời Bầu Đức: Ngã rẽ được - mất

Biến đổi lớn trong đời Bầu Đức: Ngã rẽ được - mất

Doanh nghiệp của ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) hồi sinh với ngàn tỷ bơm thêm vào cây trái và dự án đất vàng Myanmar. Cú bắt tay tỷ USD khiến nhiều ngân hàng chủ nợ mừng rỡ, nhưng nó cũng đánh dấu ngã rẽ cuộc đời của Bầu Đức.