Tập ‘tài liệu Panama’ được bí mật gửi tới 100 cơ quan truyền thông đã cung cấp thông tin gây chấn động về số tài sản của nhiều lãnh đạo, người nổi tiếng thế giới, tìm cách che giấu.

Tập tài liệu bị rò rỉ thực chất là thông tin nội bộ của hãng luật Mossack Fonseca, với 11,5 triệu tài liệu và 2,6 terabyte dữ liệu.

Trong tài liệu có nhắc tới nhiều người Nga. Tờ Guardian đã nghiên cứu tài liệu trên và chỉ ra cách thức để số tiền 2 tỷ USD (vốn là một khoản vay) cùng với nhiều thương vụ bí mật ở nước ngoài đã giúp một số nhà tài phiệt Nga giàu lên như thế nào.

{keywords}

Sergei Roldugin

Hành trình của đồng tiền xuất phát từ Panama, đi qua Nga, Thụy Sĩ và Cyprus – trong đó bao gồm cả một khu nghỉ dưỡng trượt tuyết.

‘Tài liệu Panama’ đặc biệt đề cập tới trường hợp nhạc công violon Sergei Rodulgin.

Là nhạc công chuyên nghiệp, Rodulgin được cho là người kiểm soát loạt tài sản khổng lồ, trị giá ít nhất 100 triệu USD hoặc hơn. Rodulgin đã bác bỏ mọi cáo buộc ông có thân thiết với bất kỳ nhân vật chính trị nào trong chính trường Nga. Ông cũng nói ông không phải là doanh nhân.

Tuy nhiên, tài liệu này tiết lộ Rodulgin sở hữu 12,5% cổ phần trong công ty quảng cáo truyền hình lớn nhất của Nga là Video International, với doanh thu hàng năm trên 800 triệu bảng Anh.

Nguồn tin cũng nói rằng, Rodulgin được bí mật cho phép mua một cổ phần nhỏ trong hãng sản xuất Kamaz chuyên sản xuất xe quân sự, và có 15% cổ phần trong công ty Raytar đăng ký tại Cyprus.

Rodulgin cũng được cho là sở hữu 3,2% cổ phần ngân hàng tư nhân ở St Petersburg Rossiya. Năm 2014, Mỹ áp đặt trừng phạt vào ngân hàng này sau khi Nga sáp nhập Crưm và xung đột Ukraina xảy ra.

Chủ ngân hàng này là Yuri Kovalchuk. Mỹ cáo buộc Yuri Kovalchuk là ‘chủ ngân hàng tư nhân’ của rất nhiều quan chức Nga. Theo ‘tài liệu Panama’, Yuri Kovalchuk và ngân hàng Rossiya đạt được khoản tiền trị giá ít nhất 1 tỷ USD để lập nên một thực thể ở hải ngoại có tên gọi là Sandalwood Continental.

Các quỹ trên đến từ hàng loạt khoản vay không bảo đảm với số lượng cực lớn từ Ngân hàng Thương mại Nga (RCB) đặt tại Cyprus và các ngân hàng nhà nước khác. Một phần tiền mặt từ RCB cũng được quay vòng lại Nga để cho vay với lãi suất cao ngất. Số tiền lãi được chuyển tới các tài khoản bí mật ở Thụy Sĩ.

Một du thuyền trị giá 6 triệu USD do Sandalwood mua cũng được chuyển tới cảng gần St Petersburg.

Năm 2010-2011, Sandalwood cho vay 3 khoản trị giá 11,3 triệu USD cho một công ty hải ngoại là Ozon. Ozon là công ty sở hữu khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Igora ở Leningrad. Chủ sở hữu Ozon là Kovalchuk và một công ty Cypriot.

Trên thực tế, việc sử dụng các công ty hải ngoại không có gì là bất hợp pháp trong kinh doanh. Vấn đề nằm ở chỗ, nhiều khoản giao dịch bị nghi là ‘giả’; với các khoản tiền hàng triệu USD cho dịch vụ ‘tư vấn’; và nhiều khoản tiền rất lớn để ‘đền bù’ cho các thỏa thuận bị ‘hủy’.

Năm 2011, một công ty của Rodulgin mua lại khoản nợ 200 triệu USD với giá 1USD. “Đây không phải là kinh doanh, việc này nhằm ra vẻ kinh doanh để tiếp tục hoạt động và che giấu khối tài sản mà thôi” – BBC dẫn lời Andrew Mitchell QC, một tác giả hàng đầu thế giới về vấn đề rửa tiền, nhận định.

Các lớp bảo mật quanh các thương vụ hải ngoại của ngân hàng Rossiya dày đến mức nhân viên của ngân hàng phải gửi mọi văn bản hướng dẫn của họ tới một cơ sở trung gian bảo mật riêng – đó là một hãng luật sư Thụy Sĩ đặt tại Zurich.

Hãng luật tại Thụy Sĩ lại bố trí cho Mossack Fonseca dựng nên các công ty ma, chủ yếu đăng ký tại đảo Virgin của Anh, với các giám đốc ‘ảo’ tại Panama để ký thông qua các thỏa thuận này.

Khi được hỏi về các công ty nước ngoài có liên hệ tới cá nhân ông, Sergei Roldulgin giải thích: “Tôi có liên hệ tới việc kinh doanh này từ lâu rồi. Trước cả thời kỳ ‘Cải cách’. Sự việc diễn ra... Và rồi tăng trưởng và những việc đó diễn ra”.

Mossack Fonseca là công ty luật có trụ sở tại Panama, chuyên cung cấp các dịch vụ ở nước ngoài lớn thứ tư thế giới. Một trong những dịch vụ được công ty cung cấp là quản lý tài sản.

Công ty này làm ăn với hơn 300.000 công ty khác. Hơn một nửa các công ty trong số đó có đăng ký kinh doanh tại ‘thiên đường trốn thuế’ do nước Anh quản trị.

Đây là công ty của Panama nhưng hoạt động trên toàn cầu với 600 nhân sự làm việc ở 42 quốc gia.

Mossack Fonseca hoạt động ở những thiên đường trốn thuế như Thụy Sĩ, Cyprus và đảo Virgin của Anh, Guernsey, Jersey và Isle of Man.

Lê Thu

Hé lộ 5 hội kín đáng sợ nhất thế giới

Lâu đời, bí ẩn, đáng sợ là những điểm chung của năm hội kín bí ẩn Đầu lâu và Xương, Illuminati, Hội Tam điểm, Rừng Bohemia cùng nhóm Bilderberg.

Tiết lộ ngoài sức tưởng tượng của vợ cũ thủ lĩnh IS

Vợ cũ của thủ lĩnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) nói rằng, cô rất "sốc" khi phát hiện chồng cũ của mình là "người đàn ông nguy hiểm nhất trên thế giới".

Nỗi đau đớn khôn nguôi của nạn nhân ấu dâm

Carrie Bailee từng là nạn nhân ấu dâm. Đau đớn hơn, kẻ xâm hại cô lại chính là người cha ruột.

Kết cục bi thảm của nhiều tù nhân ấu dâm ở Mỹ

Ấu dâm là một tội nghiêm trọng ở Mỹ. Những kẻ phạm tội này thường phải ngồi tù trong cảnh bị khinh miệt, thậm chí bị bạn tù giết chết.

Loại tên lửa Mỹ khiến Trung Quốc bất an

Trung Quốc cho rằng, việc Mỹ triển khai hệ thống tên lửa THAAD tại Hàn Quốc chẳng khác gì 'giết gà bằng dao mổ trâu'.