- Sáng 9/5, tại Trung tâm quốc tế Khoa học và giáo dục liên ngành (tỉnh Bình Định) đã diễn ra lễ khai mạc Hội thảo quốc tế “Khoa học để phát triển” với sự tham gia của 2 nhà khoa học từng đoạt giải Nobel danh giá.

Hội thảo này nhận được sự hỗ trợ từ Bộ KH&CN Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Châu Âu, Tổ chức Văn hóa và Giáo dục Liên hiệp quốc (UNESCO) và Viện Solvay (Vương quốc Bỉ) và có sự tham gia của 2 nhà khoa học từng đoạt giải Nobel danh giá là GS Gerard’t Hooft (Nobel Vật lý năm 1999) và Finn Kydland (Nobel Kinh tế 2004).

Hội thảo nằm trong khuôn khổ chương trình “Gặp gỡ Việt Nam” lần thứ 14, thực hiện bởi Hội khoa học Gặp gỡ Việt Nam với mục đích đối thoại, trao đổi giữa các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức quốc tế.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc cho rằng, động lực phát triển của Việt Nam giai đoạn trước đây đây đang dần mất đi những lợi thế vốn có như tài nguyên, lao động giá rẻ,…, thay vào đó, KH&CN mới là nền tảng bền vững để tiếp tục phát triển.

Thứ trưởng Tạc bày tỏ hy vọng với kiến thức của các nhà khoa học kinh nghiệm hàng đầu thế giới, Việt Nam có thể học hỏi, đẩy mạnh hoạt động KH&CN phù hợp với tình hình hiện tại. Qua đó giúp Việt Nam tiệm cận hơn nữa với khu vực và thế giới trong thời gian tới.

Hội thảo tập trung vào thảo luận, nghiên cứu khoa học và đề xuất các phương án giải quyết, các cảnh báo sớm nhằm khuyến khích các cuộc đối thoại đa văn hóa và hòa bình; đề cập đến tác động kinh tế - xã hội của khoa học, sự đóng góp của KH&CN với việc hoạch định chính sách, sự liên quan của KH&CN đối với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Hội thảo cũng sẽ góp phần thiết lập cầu nối giữa các chính khách, các nhà khoa học, các nhà ngoại giao, các tổ chức quốc tế, các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách trong nước và quốc tế.

Phó chủ nhiệm Văn phòng kiêm Phó tổng thư ký Quốc hội Việt Nam Lê Bộ Lĩnh cho biết, ngoài việc tạo môi trường gặp gỡ, giao lưu giữa các nhà khoa học quốc tế, hội thảo còn là một kênh truyển tải tri thức khoa học, niềm say mê sáng tạo với cộng đồng khoa học trong nước và các học sinh, sinh viên.

{keywords}
Các nhà khoa học tham gia sự kiện

Hội thảo diễn ra trong 2 ngày 9 và 10/5 bao gồm 7 cuộc hội thảo bàn tròn với những chủ đề thảo luận như: tác động xã hội và kinh tế của khoa học đối với xã hội; khoa học giúp đưa ra các cảnh báo và các giải pháp; khoa học và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; khoa học và Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững của Liên hợp quốc; khoa học và việc hoạch định chính sách; các mô hình khoa học và Sự phát triển; khoa học là yếu tố thúc đẩy đối thoại,…

Thanh Hùng

 

3 nhà khoa học được trao tặng giải thưởng Tạ Quang Bửu 2018

3 nhà khoa học được trao tặng giải thưởng Tạ Quang Bửu 2018

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa công bố danh sách các nhà khoa học được trao tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018.

Sáng kiến khoa học xuất sắc có thể nhận 60.000 USD

Sáng kiến khoa học xuất sắc có thể nhận 60.000 USD

Nhằm tôn vinh cá nhân, các nhà khoa học có những đóng góp thiết thực cho xã hội và cộng đồng, giải thưởng Bảo Sơn 2018 đã nâng mức giá trị trao giải lên 60.000 USD cho mỗi công trình/sáng kiến khoa học xuất sắc.

Học sinh Việt Nam giành giải thưởng cao khoa học ứng dụng quốc tế tại Mỹ

Học sinh Việt Nam giành giải thưởng cao khoa học ứng dụng quốc tế tại Mỹ

Học sinh một số trường của Việt Nam đã đạt được những thành tích tốt trong cuộc thi Khoa học Ứng dụng quốc tế First Lego League (FLL) 2018 tổ chức tại Houston (Mỹ) từ ngày 19-21/4.

Bộ Khoa học lý giải tại sao độ sẵn sàng cho i4.0 của Việt Nam thấp

Bộ Khoa học lý giải tại sao độ sẵn sàng cho i4.0 của Việt Nam thấp

Xếp hạng của Việt Nam về sự sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc giải ngân Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia... là những vấn đề được Bộ Khoa học và Công nghệ giải đáp trong cuộc họp báo thường kỳ quý 1 năm 2018.