Đây là số liệu do ông Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD-ĐT), thống kê.

Trao đổi với VietNamNet, ông Ngọc cho hay: Hàng năm, Bộ GD-ĐT luôn công bố số liệu thống kê công khai, trách nhiệm của ông là tập hợp lại. 

Cụ thể, năm học 1999 - 2000, cả nước có 23.960 trường học, tới năm học 2017-2018 con số này là 29.558. Nếu như ở nửa đầu của giai đoạn 2000 - 2018, trung bình cứ hai năm cả nước có thêm khoảng 1.000 trường học được xây mới, thì ở giai đoạn sau số lượng trường học không tăng. 

{keywords}
 

Về học sinh, năm 2000 cả nước có 17.806.158 em nhưng năm 2018 chỉ còn 15.923.718 em.  

Số học sinh nữ ít hơn học sinh nam. Tỷ lệ học sinh nữ luôn ít hơn nam, từ 8,4 triệu học sinh nữ năm 2000 thì tới năm 2018 chỉ còn 7,8 triệu. Số học sinh dân tộc mỗi năm ở mức 2,5 triệu em. 

{keywords}
Học sinh phổ thông

Đặc biệt, dù số học sinh giảm trong 17 năm liên tục từ 2000 tới 2016, nhưng số lượng giáo viên phổ thông luôn tăng. Trong 19 năm qua, số giáo viên tăng thêm tổng cộng hơn 230.000 người.

Tuy vậy, trong hai năm 2017 và 2018, số lượng giáo viên lại biến động theo chiều hướng giảm. Trong đó, riêng năm 2017 số lượng giáo viên đột ngột giảm 3.000 người, còn năm 2018 tiếp tục giảm gần 8.000 người.

Trong giai đoạn từ năm 2000-2016, tỷ lệ giáo viên nữ luôn chiếm khoảng 72%, nhưng đến năm 2017 tỉ lệ này chỉ là 59%. 

Lý giải số lệu thống kê trong 2 năm giảm hơn 10.000 giáo viên, ông Ngọc cho rằng có thể là giảm cơ học, đơn cử như mỗi xã giảm 1 người thì cả nước đã có hàng ngàn người; hoặc do chủ trương giảm biên chế những năm gần đây, do số liệu này bao gồm cả giáo viên chính thức và hợp đồng.

{keywords}
Số lượng giáo viên phổ thông

 

{keywords}
Tỷ lệ học sinh/ giáo viên

 Lê Huyền

Cô giáo bật khóc vì làm nghề gần 30 năm vẫn có nguy cơ ra khỏi ngành

Cô giáo bật khóc vì làm nghề gần 30 năm vẫn có nguy cơ ra khỏi ngành

256 giáo viên cấp tiểu học và THCS tại huyện Sóc Sơn (Hà Nội), trong đó có những người đã cống hiến gần 30 năm trong ngành giáo dục, đồng loạt “kêu cứu” trước nguy cơ sắp mất việc.