- Hai bé trai bị chân tay miệng cấp độ 4 biến chứng hô hấp, tim mạch chuyển viện từ Cà Mau và Cần Thơ lên TP.HCM được bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 cấp cứu kịp thời.
Ngày 14/11, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết, trước đó có tiếp nhận một bệnh nhi Đ.T.C (2 tuổi quê Cà Mau) bị tay chân miệng cấp độ 4 trong tình trạng nguy kịch.
Theo bác sĩ Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực chống độc, lúc bé phát bệnh có biểu hiện nổi ban hồng tay chân, hay giật mình. Khi chuyển đến lên TP.HCM bệnh nhi bắt đầu có biến chứng về thần kinh, hô hấp và tim mạch. Bác sĩ phải dùng thuốc trợ tim đồng thời phải đặt nội khí quản ngay sau đó.
Bé trai mắc chân tay miệng cấp độ 4 đã qua cơn nguy kịch. Ảnh: Phan Nhơn |
Bệnh cảnh bệnh nhi dẫn diễn tiến nặng,chuyển xấu. Tình trạng huyết động học của bé không ổn, huyết áp luôn ở mức cao từ 200-210. Ê-kíp hội chẩn đã chỉ đinh lọc máu cho bé, đồng thời cho bé thở máy và dùng thuốc vận mạch.
Sau 6 giờ đầu lọc máu, huyết áp bệnh nhi xuống còn 150, và tiếp tục được lọc máu liên tục trong 36 tiếng mới ổn định dần.
Hiện, bé đã được cai máy thở, hiện chỉ còn phải thở oxy.
Một trường hớp khác, bé trai N.N.T (2 tuổi) được chuyển viện từ Cần Thơ lên TP.HCM trong tình trạng tương tự bé C., bị chân tay miệng cấp độ 4, rối loạn hô hấp, mạch nhanh.
Ngay sau khi chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1, bác sĩ lập tức cho bé được thở máy, lọc máu. Sau khi lọc máu liên tục 24- 36h,bé đã tỉnh táo, cử động chân tay tốt, huyết động học ổn định. Dự định sẽ cho bệnh nhi cai máy thở trong 1-2 ngày tới.
Bác sĩ Quang chia sẻ thêm, bệnh chân tay miệng cấp độ 4 có thể để lại nhiều di chứng nhưng có thể khắc phục. Cả hai bé sau khi hồi sức cấp cứu sẽ được chuyển sang tập vật lý trị liệu để hồi phục tri giác, vận động.
Bác sĩ Quang khuyến cáo phụ huynh không nên chủ quan khi dịch chân tay miệng đang dấu hiệu chững lại. Ảnh: Phan Nhơn |
Bác sĩ cũng khuyến cáo, dịch chân tay miệng đã chững lại và có dấu hiệu đi xuống so với cuối tháng 9 và tháng 10 vừa qua. Song, các bậc cha mẹ không thể chủ quan vì những ca bệnh nặng vẫn còn, nên càn lưu ý phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm, tránh để bệnh diễn tiến nặng.
Trước đó trung tuần tháng 9 đến giữa tháng 11, tình trạng chân tay miệng bùng phát khiến các bệnh viện Nhi ở TP.HCM quá tải. Tính từ đầu năm đến nay, khu vực phía nam có 6 ca chân tây miệng tử vong.
Phan Nhơn
Hai bệnh nhi tử vong do mắc tay chân miệng và sốt xuất huyết
Hai bệnh nhi ở miền Tây tử vong do mắc phải bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết.
Chuyên gia điểm mặt dấu hiệu tay chân miệng trở nặng có thể khiến trẻ tử vong
VietNamNet sẽ có cuộc đối thoại với các chuyên gia về bệnh tay chân miệng cũng như tư vấn để phòng ngừa và tránh những biến chứng nguy hiểm ở trẻ nhỏ.
Bộ Y tế lên tiếng thông tin Việt Nam bùng phát tay chân miệng do virus biến đổi gen
Nhiều bậc cha mẹ hoang mang trước thông tin Việt Nam bùng phát dịch tay chân miệng do virus biến đổi gen, khiến số ca mắc và biến chứng nặng tăng đột biến.
Tay chân miệng ở Hà Nội tăng gấp đôi, nhiều trẻ bị biến chứng não
So với cùng kỳ năm ngoái, số ca mắc tay chân miệng tại Hà Nội đã tăng gấp đôi với trên 1.600 ca mắc.
Tay chân miệng tăng đột biến: Lý giải bất ngờ từ Viện trưởng Pasteur
Đã có 6 trẻ tử vong vì bệnh tay chân miệng và nguyên nhân khiến dịch bệnh này tăng cao, có nhiều ca nặng là do thay đổi thứ nhóm gen của chủng virus EV71.