Bộ Tài chính đang lấy ý kiến Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế chuyển giao quyền, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu nhà nước về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Kèm theo dự thảo Quyết định này là Quy chế hướng dẫn chuyển giao quyền, trách nhiệm cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và thực hiện quyền, trách nhiệm đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Việc chuyển giao các doanh nghiệp Nhà nước về “siêu ủy ban” phải đảm bảo thực hiện nhanh gọn, chặt chẽ và cụ thể; có kế thừa; không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh; tiến độ thực hiện lộ trình sắp xếp, chuyển đổi, cơ cấu lại vốn của doanh nghiệp; có sự phối hợp giữa các bên để cùng xử lý các vấn đề phát sinh trong và sau quá trình chuyển giao theo quy định của pháp luật.

{keywords}
Thay vì nằm ở các bộ, những doanh nghiệp nhà nước sắp tới sẽ chỉ có một "người đại diện" là siêu ủy ban. Ảnh: L.Bằng

Vậy sau khi các doanh nghiệp nhà nước chuyển giao về “siêu ủy ban”, một loạt sếp lớn đang giữ trọng trách đại diện vốn sẽ đi đâu?

Dự thảo Quy chế nêu rõ: Quá trình thực hiện chuyển giao và sau khi đã ký biên bản chuyển giao, trường hợp cơ quan có thẩm quyền chưa hoàn thành sắp xếp, bố trí công tác hoặc ban hành quyết định cử, bổ nhiệm thay thế Người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, Người đại diện vốn thì những người đã được cơ quan có thẩm quyền cử, bổ nhiệm trước đó “có trách nhiệm tiếp tục thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật hiện hành”.

Khi đó, siêu ủy ban thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, Người đại diện vốn theo quy định của pháp luật và Điều lệ của doanh nghiệp kể từ ngày ký Biên bản chuyển giao.

“Ủy ban chủ động phối hợp với Bộ Nội vụ hoặc theo phân cấp thực hiện việc cử, bổ nhiệm các chức danh người quản lý, điều hành doanh nghiệp, Người đại diện vốn, Kiểm soát viên theo quy định hiện hành (trừ Kiểm soát viên tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm)”, dự thảo nêu rõ.

Nêu rõ trách nhiệm của Người đại diện vốn tại doanh nghiệp, dự thảo yêu cầu: Trường hợp không thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định, cố tình chậm trễ trong việc triển khai các công việc có liên quan đến chuyển giao phải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất phát sinh (nếu có).

 Danh sách các đơn vị chuyển về siêu ủy ban: "Quản" 1,5 triệu tỷ đồng
1. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước;
2. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;
3. Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
4. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam;
5. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam;
6. Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam;
7. Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam;
8. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam;
9. Tổng công ty Viễn thông MobiFone;
10. Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam;
11. Tổng công ty Hàng không Việt Nam;
12. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam;
13. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam;
14. Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam;
15. Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam;
16. Tổng công ty Cà phê Việt Nam;
17. Tổng công ty Lương thực miền Nam;
18. Tổng công ty Lương thực miền Bắc;
19. Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam;
20. Các doanh nghiệp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
19 DNNN kể trên sẽ chuyển giao ngay sau khi Quyết định này có hiệu lực và hoàn tất chuyển giao chậm nhất trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định ban hành Quy chế này có hiệu lực.
Còn các DN khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ sẽ về Ủy ban theo quy định tại Quy chế này trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chuyển giao của Thủ tướng Chính phủ.

L.Bằng

Định giá vốn nhà nước: Sai sót hàng chục ngàn tỷ đồng

Định giá vốn nhà nước: Sai sót hàng chục ngàn tỷ đồng

Mặc dù đạt được kết quả ban đầu, song, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn mang tính thành tích. Bởi, 96,5% số DNNN được cổ phần hóa nhưng chỉ có 8% vốn nhà nước được chuyển giao.

Sau chỉ đạo rốt ráo của Phó Thủ tướng, SCIC rút 1.000 tỷ đồng vốn nhà nước khỏi TISCO

Sau chỉ đạo rốt ráo của Phó Thủ tướng, SCIC rút 1.000 tỷ đồng vốn nhà nước khỏi TISCO

Đây tiếp tục là một trong những chỉ đạo quyết liệt của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, bước đầu thực hiện từng bước thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thua lỗ.

Bán vốn nhà nước: Làm có trật tự, chống lợi ích nhóm

Bán vốn nhà nước: Làm có trật tự, chống lợi ích nhóm

“Có hiện tượng một bộ phận cán bộ ở các cấp, các ngành và đặc biệt là lãnh đạo DN lo lắng về vị trí lãnh đạo của mình sau cổ phần hóa", Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng lý giải về việc chậm cổ phần hóa DNNN.

Cổ phấn hóa, bán vốn nhà nước: Đoạn cuối quyết liệt

Cổ phấn hóa, bán vốn nhà nước: Đoạn cuối quyết liệt

Năm 2015, Chính phủ cho phép SCIC thoái toàn bộ vốn nhà nước tại 10 doanh nghiệp lớn như Vinamilk, FPT và FPT Telecom,... Tuy nhiên, dù liên tục thúc ép nhưng cổ phần hóa DNNN vẫn chậm và không đạt như kỳ vọng.