1. Trên trang abcnews.com đăng một bài viết có nội dung: “Một cô giáo bị đâm xe ngay bên ngoài trường Queen”. Khi độc giả đọc được tin này thì một hình quảng cáo dạng pop-up cho hãng xe Toyota cũng xuất hiện với bức ảnh một anh chàng chỉ hai tay vào ngực có dòng chữ Toyota.com. Điều này chẳng khác gì tự nhận: chính là xe của hãng Toyota gây tai nạn.
  2. Trên trang Huffingtonpost năm 2008 có đăng bài “Hillary Clinton khóc tại Connecticut”. Cùng ngày đó trang này này cho đăng mẩu quảng cáo “Đưa robot nữ vào Nhà Trắng”. Có lẽ robot sẽ không biết khóc.
  3. Trang NYTime năm 2009 đăng một bài viết “Đổ lỗi cho ai trong cuộc tấn công tiếp theo” với hình cánh tay lớn tình cờ chỉ ngay sang hình quảng cáo bên cạnh với gương mặt Chúa. Chúa nên làm gì trong trường hợp này?
  4. Tờ NYTimes năm 2014 cũng có chạy một tít quảng cáo lớn cho sản phẩm iPad Air của Apple với hình ảnh người thợ lặn đang sử dụng chiếc iPad Air dưới biển và ngay bên dưới là dòng tít bài báo “Malaysia cho biết chiếc máy bay bị rơi xuống biển”. Quả là một nghịch cảnh!
  5. Trên trang Washingtonpost đưa bài viết về một lái xe Uber cố gắng đột nhập vào nhà khách đi xe sau khi đưa cô này từ sân bay về nhà. Ngay sát bên dưới là mẩu quảng cáo: “Lái xe cùng Uber. Bắt đầu ngay bây giờ”. Có lẽ nhiều người sẽ thầm nghĩ: “Lái xe với Uber để bị trộm vào nhà à!”
  6. Hãng đồ ăn nhanh White Castle chắc đã tốn khá tiền để cho đăng một mẩu quảng cáo ngay trên trang chính của tờ The Jerusalem post về cho món BBQ thịt lợn mà quên mất rằng Jerusalem là mảnh đất của đạo Hồi và thịt lợn là một món vô cùng cấm kỵ.
  7. Một trang khác đưa tin: “Một người đàn ông bị phạt tù 120 ngày vì bắn vào đầu một người đi xe đạp”. Ngay cạnh bức ảnh chụp người đàn ông này là một mẩu quảng cáo có hình khẩu súng với phần nòng chĩa thẳng vào tầm đầu của ông ta. “Nợ máu trả bằng máu” chăng?
  8. Hãng tin Fox news năm 2004 đưa một bài viết có nhan đề: “Bé mẫu giáo rắc bồ đà vào món salad” với nội dung một em bé 5 tuổi mang theo một túi bồ đà (một loại thảo dược gây nghiện) đến trường và rắc vào món salad của bạn tại trường. Ngay giữa phần nội dung bài là hình ảnh quảng cáo: “Bồ đà thực sự không tốt cho con tôi?” Đương nhiên là không tốt rồi!
  9. Quá bạo lực, không còn gì để nói!
  10. Trên trang Yahoo news đưa tin “Một vài phần cơ thể được gửi về nhà Michigan” và chèn giữa là phần quảng cáo “Bưu phẩm buổi sáng sớm của hãng UPS”. Không ai muốn nhận bưu phẩm kiểu này, đặc biệt là vào buổi sáng sớm.
  11. Trên trang Reuters có bài viết “Cậu bé 11 tuổi bị bắt vì lái xe khi say rượu” với phần hình ảnh quảng cáo cho hãng bia Hooray. 11 tuổi không được phép lái và càng không được phép uống rượu bia, kể cả bia Hooray.
  12. Trang Econsultancy.com đưa tin “Điện thoại di động nổ làm chết một người” và ngay giữa trang tin là phần quảng cáo chiếc điện thoại có tên Samsung Blast (từ blast trong tiếng Anh có nghĩa là nổ). Kinh nghiệm rút ra là đừng đặt tên điện thoại kiểu như vậy khi ngày nay có rất nhiều trường hợp bỏng hoặc chết người do điện thoại nổ.
  13. Trang smh.com.au cho chạy một dòng quảng cáo dài của hãng iomega với nội dung “Burn baby. Burn” (Cháy lên đi bé. Cháy lên”). Không rõ ý đồ mẫu quảng cáo của hãng iomega là gì nhưng trong ngày hôm ấy, trang này đưa tin: “Một em nhỏ bị chết, một em khác bị thương nghiêm trọng trong vụ cháy nhà”.
  14. Trang Yahoo năm 2009 đăng một mẩu quảng cáo có nội dung: “Bạn muốn nướng như một chuyên gia? Hãy đến với cuộc thi….” Và ngay dưới là phần tin: “Một cặp đôi bị bắt vì đem nướng một em bé 2 tuổi trên barbecue”. Chắc chắn đây không phải là cách một chuyên gia vẫn thường nướng.
  15. Trang Reuter dẫn một hình ảnh quảng cáo có nội dung: “Bữa tối miễn phí cho hai người tại Olive Garden” vào ngay giữa phần tin: “Hơn 250 nguời bị ngộ độc sau khi ăn tại nhà hàng Indiana Olive Garden”. Cái giá của sự miễn phí là đây!
  16. Cuối cùng là tụt dốc thảm hại