Bên những tác phẩm nghệ thuật vô cùng độc đáo được điêu khắc từ các gốc gỗ lũa, anh Phan Văn Khánh (32 tuổi, ngụ thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, An Giang), kể câu chuyện kỳ bí về "báu vật" được vớt lên từ đáy sông Tiền.

{keywords}
Tác phẩm 12 con giáp vô cùng độc đáo được tạo ra từ gốc gỗ lũa vớt từ đáy sông Tiền
{keywords}
Bộ bàn ghế bóng loáng, đen mun từ gỗ lũa

Anh Khánh kể, chủ nhân của những gốc gỗ lũa độc đáo này là ông Nguyễn Văn Nghỉ - cậu ruột của anh Khánh.

Theo lời anh Khánh, cậu mình làm nghề san lấp, bơm cát. Khoảng năm 2002, người làm nghề chài lưới, ghe cào trên sông Tiền thường xuyên vướng phải gốc cây dưới đáy sông. Khi đó, mọi người đến nhờ ông Nghỉ dùng sà lan, máy móc trên trục vớt lên giúp.

“Dọc theo sông Tiền ở Chợ Mới có làng chài. Hàng ngày người dân đánh bắt cá trên sông Tiền, nhưng không may lưới mắc vào những gốc cây dưới đáy sông. Khi đó họ đến nhờ cậu của tôi dùng sà lan và máy móc đến trục vớt giúp. Từ từ, những gỗ lũa được vớt lên chất thành đống, sau đó cậu tôi mới quyết định chạm trổ thành những tác phẩm nghệ thuật”, anh Khánh kể.

{keywords}
Hòn non bộ "Liên Hoa Sơn" được làm từ gỗ lũa
{keywords}
 
{keywords}
Con hổ - linh vật của năm 2020 được làm từ gỗ lũa

Theo lời anh Khánh, việc trục vớt những gốc cây lên gặp rất nhiều khó khăn. Do những gốc cây nằm sâu dưới đáy sông, bị cát vùi lấp", anh Khánh nói.

Sau 15 năm sưu tầm, cậu của anh Khánh sở hữu hơn 3.000m3 gỗ lũa vô cùng độc đáo. Để biến những gốc lũa trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, cậu của anh Khánh đã thuê khoảng 30 người từ Huế, Nam Định vào An Giang để điêu khắc thành hơn 50 tác phẩm nghệ thuật có kích thước "khủng".

“Những người thợ được bao ăn ở để điêu khắc ra những tác phẩm như: hai bộ 12 con giáp, tượng Phật, hòn non bộ, bức tranh dài 24,5m, căn nhà toàn gỗ lũa, bàn khắc tranh 3D, bộ bàn ghế...

Tạc những tác phẩm từ gỗ lũa tốn rất nhiều thời gian, công sức do gỗ trầm tích dưới đáy sông hàng trăm năm nên cứng như sắt, đá. Thợ làm được thời gian ngắn là lưỡi cưa bị cùn, cũng như rất khó tạo hình”, anh Khánh nói và cho biết, để hoàn thiện 50 tác phẩm, những người thợ phải mất hơn 5 năm.

“Gỗ lũa là những cây đại thụ, tuổi đời vài trăm năm. Cây nằm dưới đáy sông hàng trăm năm làm cho phần thân gỗ bị rã, chỉ còn lại phần lõi cây nên rất bền và cứng. Cho nên, gỗ lũa nguyên khối lớn rất hiếm và hầu như không xác định được là loại cây gì”, anh Khánh nói thêm. 

Anh Khánh cũng cho biết, tùy theo hình thể từng khúc gỗ lũa, các nghệ nhân sẽ tạc dựa theo dáng thế tự nhiên của cây. Trong đó, vẻ đẹp của gỗ lũa thường ẩn giấu nên người tạo tác phải có con mắt quan sát tinh tường, liên tưởng phong phú mới phát hiện ra được.

 

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
12 con giáp được tạo ra từ gỗ lũa
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Linh vật hổ được tạo ra từ gỗ lũa
{keywords}
Nhiều người thích thú với những chú heo được tạo ra từ gỗ lũa
{keywords}
Con trâu
{keywords}
Đầu sư tử 
{keywords}
Tượng phật 
{keywords}
 
{keywords}
Những tác phẩm được chạm, điêu khắc vô cùng tinh tế
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Hòn non bộ 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 

Bên cạnh gỗ lũa, cậu của anh Khánh còn có căn phòng rộng khoảng 300m2 chứa hàng trăm loại xe máy các đời những năm 1965, 1967 đến nay và cả các dòng xe tay ga cao cấp sau này như SH, Vespa, Honda Dylan, PCX...

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Những chiếc xe máy có biển số siêu đẹp của cậu anh Khánh

Tất cả các xe đều còn “zin”, mang biển số cực đẹp như “tứ quý”, “sảnh”. Đây được xem là một trong những bộ sưu tập xe biển đẹp lớn nhất ở Việt Nam hiện nay. 

Thiện Chí  

‘Báu vật’ dưới ao của thanh niên miền Tây, mỗi năm thu vài tỷ

‘Báu vật’ dưới ao của thanh niên miền Tây, mỗi năm thu vài tỷ

Anh Phan Minh Luận (35 tuổi, ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) nuôi nhiều loại cá quý hiếm có trọng lượng khủng như: cá hô, tra dầu, cho thu nhập từ 2-3 tỷ đồng/năm.