Thông tin trên được bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM cung cấp trong họp báo chiều 13/1.

Cụ thể, tính đến thời điểm này, TP.HCM có 12 ca Covid-19 nhiễm biến thể Omicron, đều là người nhập cảnh và được cách ly theo quy định. Các ca nhiễm sau đó được theo dõi tại Bệnh viện dã chiến số 12. 

“Hiện nay, 12 ca đều xuất viện theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế”, bà Mai cho hay. Trong số các ca nhiễm Omicron, có 2 ca có triệu chứng nhẹ như sổ mũi, còn lại đều không triệu chứng.

{keywords}
Bệnh viện Dã chiến số 12 là nơi thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân Covid-19 nhiễm biến thể Omicron. 

Sở Y tế cũng cho biết, qua chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ đã phát hiện 25.837 người chưa tiêm vắc xin trên 65 tuổi, có bệnh nền. Đến nay, TP đã tiêm được 18.493 người (71,6%) trong nhóm trên. Số còn lại có thể thuộc nhóm chống chỉ định hoặc đã nhiễm Covid-19, ngành y tế sẽ tiếp tục tìm hiểu, vận động tiêm vắc xin.

Cụ thể, nhân viên y tế sẽ đi từng ngõ, gõ từng nhà để tư vấn, thuyết phục người dân; Hội thầy thuốc trẻ cũng tổ chức các đội tiêm tại nhà cho người thuộc nhóm nguy cơ. Trong tháng 1/2022, TP tổ chức xét nghiệm đợt 3 cho nhóm đối tượng này. Đến tháng 2/2022 sẽ mở rộng đối tượng với người trên 50 tuổi, người từ 18 tuổi trở lên chưa tiêm vắc xin cũng thuộc nhóm nguy cơ. Chiến dịch sẽ thực hiện đến hết năm 2022. 

Trước tình hình xuất hiện biến thể Omicron trên thế giới, việc tiêm mũi bổ sung, tăng cường được xác định có hiệu quả với biến thể này. Tuy nhiên, trong tương lai không biết còn biến thể nào của SARS-CoV-2 hay không. Do đó, TP.HCM tiếp tục đẩy mạnh tiêm mũi 3, bảo vệ sức khỏe người dân. 

Linh Giao

Tại sao cảnh báo liên tục, người dân vẫn săn thuốc Molnupiravir chữa Covid-19?

Tại sao cảnh báo liên tục, người dân vẫn săn thuốc Molnupiravir chữa Covid-19?

Tình trạng rao bán thuốc Molnupiravir trái phép xảy ra nhiều tháng qua. Ngành y tế cũng cảnh báo liên tục về nguy cơ khi lạm dụng thuốc điều trị Covid-19. Lý do gì khiến việc mua bán Molnupiravir vẫn tấp nập?