1. Luôn cắm các thiết bị
Cho dù các thiết bị không hoạt động nhưng nó vẫn tiêu hao một lượng nhỏ năng lượng nếu bạn vẫn cắm phích điện. Với các thiết bị nhỏ như máy nướng bánh mỳ, máy pha cà phê hoặc ấm pha trà, khi không muốn rút từng thiết bị thì hãy thiết kế một dải điện nguồn để bạn chỉ cần bật, tắt công tắc là được.
2. Chất quá đầy hoặc để tủ lạnh quá trống
Tủ lạnh quá đầy hoặc quá trống đều ảnh hưởng đến độ lạnh bên trong và khiến thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Bạn hãy nhớ luôn giữ cho tủ lạnh và tủ đông đầy khoảng 75% dung tích.
3. Chỉ chú ý đến “sử dụng tốt nhất trước” trên nhãn thực phẩm
Ngoại trừ sữa bột dành cho trẻ em, theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ USDF thì nhãn “sử dụng tốt nhất trước” (best by) chỉ cho biết thời điểm thực phẩm có thể đạt chất lượng cao nhất. Sau thời điểm đó, thực phẩm đã qua giai đoạn có chất lượng tốt nhất nhưng không có nghĩa là nó bị hỏng và gây hại cho sức khỏe. Bạn chưa cần thiết phải vứt bỏ nó.
4. Chạy máy rửa bát khi nó không đầy
Chạy máy rửa bát khi bên trong chỉ có vài chiếc cốc và đĩa, bạn sẽ không phải rửa bằng tay nhưng lại gây lãng phí nước và năng lượng rất lớn.
Hãy rửa bằng tay khi số lượng bát đĩa ít hoặc đợi đến lúc đầy máy. Muốn tiết kiệm điện hơn nữa, bạn hãy tắt tính năng sấy khô bằng nhiệt và để bát đĩa khô tự nhiên trong không khí.
5. Sử dụng túi zip và khăn giấy dùng 1 lần
Túi zip và khăn giấy dùng 1 lần rất tiện dụng nhưng cũng chính là 2 trong số những thứ gây lãng phí tiền lớn nhất ở nhà bếp.
Chúng có giá thành khá đắt, hơn nữa sử dụng thường xuyên trong nhà bếp còn gây ảnh hưởng đến môi trường. Hãy thay chúng bằng khăn vải và hộp đựng có thể tái sử dụng.
6. Bảo quản thực phẩm không đúng cách
Trái cây tươi và rau xanh dễ dàng thối hỏng chỉ sau vài ngày. Nếu bạn không biết bảo quản thực phẩm đúng cách thì chẳng khác gì đang ném tiền qua cửa sổ.
Bạn phải biết loại rau nào cần bảo quản trong tủ lạnh, thực phẩm nào có thể cất giữ trên quầy bếp. Bạn có thể tham khảo rất nhiều mẹo hữu ích để bảo quản, lưu trữ thực phẩm tại đây.
7. Sử dụng chảo chống dính để nấu mọi thứ
Chảo chống dính rất tiện lợi khi nấu ăn nhưng nếu bạn nấu ở nhiệt độ cao (trên 200 độ C) thì chảo gang lại là lựa chọn tốt nhất. Để chảo chống dính tiếp xúc liên tục với nhiệt độ cao là cách nhanh nhất để chảo nhanh hư hỏng. Do vậy bạn chỉ nên sử dụng chảo chống dính với các loại thực phẩm yêu cầu nhiệt độ trung bình và thấp.
Còn một cách khác cũng nguy hiểm không kém khi sử dụng chảo chống dính là dùng đồ kim loại để đảo, cọ lên mặt chảo. Bạn hãy tránh xa những sai lầm ấy nhé.
8. Cất đồ dễ hỏng ở cánh cửa tủ lạnh
Cửa tủ lạnh là nơi ấm nhất, nó lại càng ấm hơn khi bạn mở ra. Các loại thực phẩm dễ hư hỏng như trứng hoặc sữa có nguy cơ bị biến chất cao nếu cất chúng ở đó. Gia vị là thứ thích hợp hơn với vị trí này.
9. Cài đặt nhiệt độ tủ lạnh không phù hợp
Tủ lạnh quá ấm khiến thực phẩm nhanh bị hỏng, gây lãng phí đồ ăn. Tủ lạnh quá lạnh làm thực phẩm bị đóng băng và thiết bị của bạn tiêu tốn nhiều năng lượng không cần thiết.
Nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh phù hợp nhất là từ 35 đến 38 độ F. Nếu cần, bạn có thể mua một chiếc nhiệt kế tủ lạnh để đảm bảo nhiệt độ bên trong luôn được duy trì chính xác.
10. Không dán nhãn thực phẩm đông lạnh
Nếu bạn không muốn rơi vào tình trạng lãng quên đồ ăn hoặc loại bỏ nhầm thực phẩm vẫn còn sử dụng được, vậy thì hãy nhớ dán nhãn cụ thể cho chúng trước khi đông lạnh.
11. Niêm phong thực phẩm sai cách
Muốn túi khoai tây chiên hoặc ngũ cốc đã bóc bao bì của mình dùng được lâu nhất có thể, bạn hãy niêm phong chúng đúng cách. Đừng chỉ cuộn phần miệng túi lại, thực phẩm của bạn sẽ tươi ngon lâu hơn nếu sử dụng những chiếc kẹp chắc chắn.
Theo Nhịp sống Việt/ Báo Tổ quốc