Cả thế giới vẫn chưa hết sốc sau thông tin Dell dự định mua lại EMC với mức giá lên tới 67 tỷ USD. 

Nhưng trước khi các quan chức của Dell khui sâm-panh ăn mừng, họ nên ngoái lại quá khứ và giữ cho tinh thần cảnh giác nhất có thể: Trong số 10 thương vụ sáp nhập thuần công nghệ có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, hầu hết đều kết thúc trong đau thương: giá cổ phiếu tụt dốc không phanh, nhân viên bị sa thải hàng loạt, chiến lược kinh doanh lạc lối...

1. Oracle mua lại BEA

{keywords}

Oracle là hãng hiếm hoi vừa khôn ngoan, vừa may mắn trong các thương vụ thâu tóm. Khi hãng này mua lại BEA với giá 7,9 tỷ USD vào tháng 1/2008, hãng đã trở thành chủ sở hữu mới của phần mềm WebLogic mà ngày nay, giới lập trình vẫn đang sử dụng rất nhiều.

2. Compaq mua lại Digital Equipment Corp

Digital Equipment (DEC) là một hãng chuyên sản xuất máy chủ từ những năm 1960 và Compaq đã quyết định chi ra 9,6 tỷ USD để thâu tóm DEC vào năm 1998. Tại thời điểm đó, DEC đang gặp vô vàn khó khăn vì không nhận ra xu thế mới là máy tính cá nhân sẽ lên ngôi. Chi phí điều hành cao ngất ngưởng, thiếu sản phẩm hấp dẫn là những thách thức DEC không thể giải, và Compaq đã phải "thừa hưởng" trọn những vấn đề này sau vụ sáp nhập.

3. Symantec mua lại Veritas

{keywords}

Năm 2005, hãng bảo mật Symantec mua lại hãng lưu trữ dữ liệu Veritas với giá 13,5 tỷ USD. Dự định của Symantec là trở thành điểm đến một trạm cho bất cứ khách hàng nào vừa có nhu cầu bảo vệ, vừa muốn lưu trữ dữ liệu doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nhà đầu tư ghét ý tưởng này và giá cổ phiếu Symantec tụt mạnh, do đó, giá trị thực tế của thương vụ chỉ còn lại 10.5 tỷ USD mà thôi. Sau một thập kỷ đầy thất vọng, Symantec đã bán lại Veritas với giá 8 tỷ USD vào mùa hè vừa qua.

4. Oracle mua lại PeopleSoft

Con đường thâu tóm PeopleSoft của Oracle phải trải qua vô vàn chông gai, kịch tính. Oracle đã đưa ra 2 lời đề nghị tiếp quản cưỡng ép nhưng đều bị PeopleSoft từ chối, trước khi Bộ Tư pháp Mỹ vào cuộc vì những lo ngại liên quan đến độc quyền. Tuy nhiên, tháng 11/2004, thương vụ 10,3 tỷ USD này cũng được thông qua và hiện tại, PeopleSoft vẫn nằm trong danh mục sản phẩm mà Oracle cung cấp.

5. HP mua lại Electronic Data Services

EDS được thành lập vào năm 1962 bởi Ross Perot, một doanh nhân kiêm cựu ứng cử viên tranh cử Tổng thống Mỹ. Tháng 7/2008, HP đã mua lại EDS trong một thương vụ trị giá tới 13,9 tỷ USD để đặt nền móng cho mảng kinh doanh mới - HP Enterprise Services. Tuy nhiên, sau khi thương vụ hoàn tất, mảng này liên tục bị sa thải nhân sự và nghe đâu, sắp tới lại có thêm một đợt sa thải mới.

{keywords}

6. JDS mua lại E-Tek Dynamics

Tháng 6/2000, ngay giữa cơn sốt dot-com sôi sục khắp thế giới, hãng công nghệ quang JDS Uniphase đã bỏ tới 15 tỷ USD để thâu tóm E-Tek Dynamics, một đối thủ chuyên sản xuất các thiết bị mạng quang. Cũng giống như nhiều công ty khác trong kỷ nguyên đó, JDS Uniphase bị ảnh hưởng tơi tả sau khi bong bóng xì hơi nhưng vẫn cố duy trì hoạt động cho đến mùa hè năm nay, trước khi tách đôi thành 2 công ty con.

7. Verisign mua lại Network Solutions

Thêm một kết thúc đắng ngắt nữa của kỷ nguyên dot-com. Tháng 3/2000, hãng xác thực email Verisign đã vung tới 20,8 tỷ USD để mua lại hãng đăng ký tên miền Network Solutions. Network Solutions không chỉ bán mỗi tên miền mà còn là tổ chức chịu trách nhiệm giám sát các địa chỉ .com, .net và .org. Thế nhưng sau làn sóng cáo buộc hãng này phạm luật, Verisign đã phải bán toàn bộ dịch vụ đăng ký tên miền này cho Pivotal Equity Group.

8. HP thâu tóm Compaq:

Dưới sự điều hành của bà Carly Fiorina - Cựu CEO HP và đang là ứng cử viên tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ này, HP đã chi gần 19 tỷ USD để mua lại hãng máy tính đối thủ Compaq vào năm 2002. Tại thời điểm đó, HP đang gặp nhiều khó khăn trong việc kinh doanh PC nhưng Compaq cũng không khá gì hơn. Kết quả thực sự là một thảm họa tiêu biểu của lịch sử sáp nhập, khi hơn 30.000 nhân viên HP bị sa thải không lâu sau đó.

{keywords}

9. JDS Uniphase mua SDL

JDS thực sự là một cỗ máy ưa thâu tóm. Tháng 7/2000, ngay sau khi vừa mua xong E-Tek, hãng này lại chi tiếp 41 tỷ USD để thâu tóm hãng sản xuất linh kiện SDL. Hiện tại, JDS Uniphase đã bị tách đôi thành 2 công ty con: Lumentum chuyên sản xuất công nghệ quang và Viavi - chuyên tư vấn về dịch vụ mạng.

10. AOL mua lại Time Warner

Tháng 1/2000, AOL đã khiến cả thế giới bàng hoàng khi thông báo mua lại Time Warner với giá 181.6 tỷ USD, với mục đích biến mình thành một đế chế truyền thông khổng lồ. Nhưng giấc mơ đó không bao giờ trở thành hiện thực và vào năm 2009, Time Warner đã tách ra khỏi AOL để trở thành một hãng độc lập.

{keywords}

T.C