Chắc hẳn các game thủ đam mê thể loại RPG trên các hệ máy console cầm tay như PS3, PS4 đều nhận thấy rằng nó có những điểm hấp dẫn đặc biệt so với các tựa game online trên thị trường. Và qua nhiều quá trình, các tựa game RPG đã có những bước phát triển vượt bậc, mang đến những trải nghiệm thực hơn, sống động hơn với nhiều thể loại khác nhau như giải đố những thử thách, phiêu lưu khám phá hay đơn giản là chặt chém.

Dưới đây, GameSao xin được đưa ra 10 tựa game nhập vai "bất hủ" mà các game thủ yêu thích bộ môn tay cầm nên trải nghiệm:

10. Final Fantasy XIII

Final Fantasy luôn là một trong những thương hiệu game nhập vai ăn khách nhất trên thị trường, và nó luôn được sự ủng hộ từ cộng đồng hâm mộ mỗi khi có một tựa game mới xuất bản. Final Fantasy XIII đã thực sự mang lại sự ngỡ ngàng dành cho các fan hâm mộ với hình ảnh tuyệt đẹp nhờ vào sức mạnh của hệ thống console hoàn toàn mới và nền tảng Crystal Tools.

Square Enix đã đưa Coccon và Gran Pulse đến với cuộc sống, mang đến sự ngạc nhiên ngay khi bạn đang load-up trò chơi. 

Final Fantasy XIII có thể không làm tất cả mọi người hài lòng với cốt truyện của mình hoặc môi trường tuyến tính trong game nhưng nó lại mang tới một trong những series game chiến đấu hay nhất, cho phép bạn dẫn dắt nhân vật của mình từ bên lề bằng việc tạo ra các sự thay đổi.

Trong Final Fantasy XIII, bạn sẽ được chứng kiến sự trở lại của nhân vật cực cool - Lightning - sau khi Square Enix quyết định mở rộng câu chuyện của mình từ sau sự thành công của Final Fantasy XIII-2Lightning Returns.

Final Fantasy XIII đã được kỳ vọng rất nhiều, chính vì lẽ đó nó không thể đáp ứng được tất cả mọi người, nhưng điều đó cũng không nó làm giảm đi sự tuyệt vời của mình và trở thành tựa game nhập vai đáng nhớ của mọi thế hệ.

9. Valkyria Chronicles

Valkyria Chronicles đã từng được nhiều nhà phê bình gọi là là “hiện tượng” của làng JRPG của năm 2008. Tựa game này mang đến những trải nghiệm hết sức mới mẻ bằng cách kết hợp những gameplay của game chiến thuật, bắn súng góc nhìn thứ nhất vào một cốt truyện đậm Nhật Bản, và một phong cách đồ họa hết sức độc đáo. 

Nhìn tổng thể, Valkyria Chronicles tương tự như một bức tranh vẽ bằng màu nước với những đường nét đầy chất nghệ thuật. Các nhân vật được thiết kế rất tự nhiên với đầy đủ màu sắc biểu cảm khác nhau. Cảnh nền cũng được trau chuốt rất tỉ mẩn với gam màu nhẹ chủ đạo khiến người chơi không khỏi ngỡ ngàng, trầm trồ khi thưởng thức. Kết dính hài hòa là chất lượng lồng tiếng và hiệu ứng nhạc nền được thể hiện khá xuất sắc, truyền cảm.

Điều duy nhất đáng phàn nàn là chất lượng AI của các đồng đội máy lẫn đối phương khá hạn chế. Lắm lúc, bạn sẽ thấy máy ngờ nghệch đến mức gọi gần cả chục lính bắn tỉa để tiếp viện bất chấp bạn đã tiến sát vào căn cứ của chúng, hoặc gọi lính trinh sát lao vào nơi tiểu đội bạn đang trú đóng để nạp mạng. Tuy nhiên, ngoại trừ bất cập này, Valkyria Chronicles vẫn là tựa game mà bạn không nên bỏ qua nếu đang sở hữu PS3.

8. Dragon Age: Origins

BioWare đã vô cùng tỉ mỉ trong từng chi tiết thiết kế của Dragon Age: Origins. Và kết quả là gì? Nó đã đưa chúng ta vào một địa ngục tối tăm của một thế giới ma thuật đầy mâu thuẫn.

Ma thuật luôn luôn là một điều không thể thiếu của các trò chơi tưởng tượng, nhưng câu hỏi đặt ra cho Dragon Age là làm thế nào để có thể sống sót trong một thế giới như thế? Và một hệ thống phân chia khiến các bậc thầy phù thủy có được tính cân bằng nhất.

Oringins đã mang tới một thế giới cảnh quan tuyệt vời tha hồ cho bạn thỏa sức khám phá dựa vào các nhân vật phong phú trong nhóm của bạn. Họ không ngại tranh luận và đấu tranh cho những gì họ tin tưởng, và điều này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến bạn trong một vài tình huống lựa chọn. 

Trong game bạn sẽ vào vai Warden, có vai trò gắn kết mọi thứ trong liên minh, cùng nhau ngăn chặn lũ yêu quái đang bành trướng thế lực trên toàn thế giới. Dragon Age: Origins cho phép bạn là một anh hùng, nhưng nó cũng mang tới cho bạn những thông tin quan trọng để bạn có thể hiểu được những gì là cần thiết nhất trong thế giới này.

Phiên bản console không giữ lại các chiến thuật khắc nghiệt pause-and-play của phiên bản trên máy tính, nhưng chiến đấu xét cho cùng vẫn là một điều thú vị trong mọi hoàn cảnh, và tất cả các nội dung trong câu chuyện vẫn được giữ nguyên.

7.  Xenoblade Chronicles

Người hâm mộ khu vực Bắc Mỹ đã chiến đấu rất khó khăn cho việc nội địa hóa Xenoblade Chronicles với lý do khá tốt đẹp. Đã một thời gian kể từ khi thể loại game này đang phải trải qua những tháng ngày khó khăn thì tựa game Wii này đã chứng minh rằng kinh nghiệm JRPG vẫn là một chủ đề vô cùng thú vị và mới mẻ.

Xenoblade Chronicles cho phép bạn khám phá hai châu lục rộng lớn, và hệ thống chiến đấu thời gian thực cũng giống như những gì bạn thấy được trong các tựa game MMORPG. Quy mô trong Xenoblade vô cùng khổng lồ, với chiều sâu được chú trọng vào các thứ đơn giản như mạng lưới xã hội và các biểu đồ mối quan hệ.

Xenoblade Chronicles đã chứng minh cho các game thủ thấy thằng JRPG vẫn còn lâu mới “chết” được. Quan trọng hơn, nó không dựa vào sự hoài niệm về một thể loại lỗi thời để đạt được điều đó. Nó được thực hiện từ những ý tưởng lớn lao, và kết thúc là một cuộc hành trình vô cùng ly kỳ.

6. Diablo III

Khi Diablo III được ra mắt trên hệ máy PC, các game thủ luôn than phiền về việc game luôn luôn trong tình trạng online và sai sót về hệ thống nhà đấu giá. Khi nó tạo được điểm nhấn trên PlayStation 3 và Xbox 360, không chỉ những vấn đề sai sót đều đã được cải tổ triệt dể, mà giao diện điều khiển của game thủ cũng đã có thể kiểm soát trực tiếp các chuyển động của nhân vật - lần đầu tiên trong series - cùng với một khả năng né tránh mới vô cùng tiện dụng.

Blizzard đã cung cấp một số tính năng tốt nhất cho series game hack-and-slash huyền thoại này, và Diablo III cũng không ngoại lệ. Nó đánh dấu sự trở lại ngoạn mục của Blizzard trên hệ console sau hơn một thập kỷ tập trung vào việc phát triển trên máy tính. Những điểm số mà công ty ghi được không chỉ đơn thuần là để an ủi việc chuyển đổi hệ điều hành mà trong đó thực sự có nhiều sự cải tiến xứng đáng với việc chờ đợi của người hâm mộ.

(còn tiếp...)

Hữu Trung - theo gameinformer