Là hai dòng console thuộc thế hệ mới được cả thế giới mong đợi, PS5 và Xbox Series X luôn được kỳ vọng là sẽ có khoảng thời gian hậu phát hành đầu tiên thật suôn sẻ. Và để làm tốt điều này, fan hâm mộ luôn mong muốn cả hai “ông lớn” có thể tránh khỏi 10 sai lầm mà họ vốn đã mắc phải khi giới thiệu và mở bán sản phẩm cũng như các dịch vụ đi kèm theo nó.
1. Tăng giá các dịch vụ, tính năng trực tuyến
Hiện tại, hai dịch vụ PlayStation Plus và Xbox Live đều có giá cả tương đối hợp lý với nhiều người dùng. Tuy nhiên, việc ra mắt hai bộ console mới có thể là cái cớ để Sony và Microsoft tăng giá dịch vụ cũng như đặt ra một số những điều khoản giới hạn mới cho người dùng. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người dùng khi hộ có thể tìm đến những lựa chọn khác tiết kiệm hơn thay vì bỏ ra thêm vài đô la trong túi mình.
2. Luôn phải online thường trực
Đây là trường hợp đến từ Xbox One của Microsoft khi bộ console của họ được yêu cầu luôn phải kết nối Internet, nhưng sau đó hãng đã tiến hành xử lý vấn đề này trước khi ra mắt. Với nhiều người dùng, việc luôn kết nối internet rất có lợi khi họ có thể nhanh chóng tải xuống các bản cập nhật mới cho game của mình. Tuy nhiên, nếu bị yêu cầu phải có internet mới có thể vận hành máy thì quả thực sẽ là điều gây khó chịu cho người chơi vì phần nhiều tựa game hiện nay đều có phần chơi chính không yêu cầu kết nối.
3. Giá game cao hơn 60 đô la
Kể từ thế hệ PS3 và Xbox 360, giá bán cho mỗi tựa game đã được nhiều bên cố định là 60 đô la và hầu như được mọi game thủ console đồng tình. Tất nhiên, để có thể gia tăng lợi nhuận thu về từ một tựa game, việc bổ thêm các hộp đồ ngẫu nhiên hay phụ kiện có giá trị hầu hết được người dùng chấp nhận hơn là việc tăng giá các tựa game dù chỉ là vài đô la.
4. Giới hạn chia sẻ game
Đây là một vấn đề gặp nhiều sự tranh cãi qua từng đợt phát hành các thế hệ console vì điều này ảnh hưởng đến cả doanh thu của bên phát hành và quyền lợi từ người chơi. Với việc sắp ra mắt PS5 và Xbox Series X, nhiều game thủ đã suy nghĩ đến vấn đề siết chặt hơn nữa việc chia sẻ game giữa người dùng với nhau để đảm bảo lợi nhuận dù các thông tin chính thức vẫn chưa hề được cả hai ông lớn công bố. Tuy nhiên, việc giới hạn chia sẻ game quá chặt cũng sẽ gây nhiều phản ứng không mong muốn đến từ người dùng.
5. Giá bán cao hơn 500 đô la
Với rất nhiều công nghệ tiên tiến được sẽ được sử dụng trong hai bộ console, việc giá bán của chúng có thể tăng lên là điều không mấy bất ngờ với game thủ. Tuy nhiên, trong quá khứ, việc PS3 được bán với giá hơn 500 đô la đã khiến Sony phải chịu nhiều tổn thất khi game thủ quay lưng sang các sản phẩm rẻ hơn, bất kể chất lượng. Do vậy, việc tính toán để định ra một mức giá vừa phải cũng như giới thiệu các phiên bản với giá thành đa dạng hơn được nhiều người coi là khá hợp lý.
6. Các tính năng không cần thiết.
Các console thế hệ mới sẽ luôn đi kèm với nhiều tính năng đặc biệt nhằm giúp cho giao diện người dùng mượt mà và nâng cao trải nghiệm chơi game. Tuy nhiên, một số tính năng hoặc phụ kiện đi kèm hoàn toàn không cần thiết vì sẽ làm tăng thêm chi phí mua máy nhưng lại không phát huy công dụng gì cả. Chúng ta có điển hình là bộ Kinect của Xbox One hoàn toàn không hữu dụng với người chơi và sớm bị loại bỏ khỏi bộ console.
7. Hệ thống đột tử bất ngờ
Vốn là điều không thể lường trước được nếu nó xảy ra, nhưng cả Sony và Microsoft phải hết sức cẩn trọng khi phát hành các bản update hay chỉnh sửa tính năng. Trong quá khứ, PS3 đã từng đột tử sau khi tiến hành cập nhật và Xbox 360 cũng trải qua một trải nghiệm tồi tệ không kém. Điều này khiến cả hai hãng đều chịu tổn thất nặng nề về cả doanh số và uy tín với khách hàng. Do vậy, người dùng đều mong muốn những sai lầm lớn như vậy sẽ xảy ra một lần nữa.
8. Thiếu nguồn cung
Hiểu được thị hiếu và nhu cầu muốn lên đời console của hàng triệu người dùng trên thế giới, Sony và Microsoft chắc chắn đã có các phương án điều chỉnh nguồn cung để nhằm tránh việc thiếu hụt trong thời gian cao điểm là lúc mở bản sản phẩm này ở các cửa hàng điện tử trên toàn thê giới. Ngoài ra, việc tăng nguồn cung là điều cần thiết nhằm tránh trường hợp người dùng chuyển sang mua các sản phẩm đời trước chỉ vì cửa hàng đó chưa kịp nhập thêm hàng mới về.
9. Giao diện người dùng mới chưa thân thiện.
Sau khi đã sở hữu được một bộ console mới, điều mà người dùng quan tâm chính là liệu việc điều khiển và sử dụng nó có dễ dàng hay không. Qua từng thời console, giao diện điều khiển người dùng luôn có nhiều sự thay đổi và cập nhật nhằm tăng tính tiện dụng cũng như cảm giác thoái mái khi thao tác. Do vậy, người dùng đều mong muốn khi có thêm bất kì sự cải thiện mới nào, nó sẽ không làm người chơi cảm thấy khó khăn khi phải làm quen với chúng.
10. Số lượng game khởi đầu ít
Đây chắc hẳn là vấn đề được nhiều game thủ quan tâm vì khi chính thức mở bán, số lượng game mới của các dòng console này sẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đồng thời, kế hoạch phát hành các game mới sẽ phụ thuộc nhiều vào các studio và nhà phát hành. Lựa chọn nền tảng phát hành mới hay cũ sẽ ảnh hướng đến rất nhiều vấn đề xoay quanh bộ console. Do vậy, cả Sony và Microsoft phải có kế hoạch của riêng mình nhằm chiêu mộ nhiều tựa game hay cũng như mở chế độ tương thích ngược với các thế hệ đời trước nhằm tận dụng kho game sẵn có của mình.
Theo GameK