Trẻ sơ sinh không chịu ti bình, nhất là khi mẹ đã đến giai đoạn phải đi làm khiến nhiều chị em “đau đầu”.

Khi nhỏ, sữa là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh. Khi lớn, đây lại là nguồn thực phẩm bổ sung dồi dào các chất dinh dưỡng. Trẻ không uống sữa sẽ ..”thiệt đủ đường”. Nhiều trẻ lại chỉ thích sữa mẹ, đến khi người mẹ cai sữa, con cũng bỏ luôn ăn sữa, không chịu ti bình khiến nhiều bà mẹ vô cùng “đau đầu”.

Các bà mẹ có con không chịu ti bình nhưng lại sắp đến giai đoạn phải đi làm có thể tham khảo các mẹo nhỏ sau:

1. Dành trọn vẹn một ngày chỉ cho con ăn bằng bình sữa, không nhồi nhét hay chiều mà cho con bú mẹ, ít nhất là 2-3 tiếng trước giờ ăn. Sau đó, khi con đã đói và thèm ăn, mẹ mới cho bé ăn sữa. Tuy là lúc đầu bé sẽ không chịu, nhưng đói quá thì bé cũng phải bú. Có thể, mẹ sẽ phải hút sữa để tránh căng tức ngực khi sữa về mà con chưa đói ăn.

2. Có thể để bà hoặc người quen trong nhà cho con ăn sữa bình khi đói bởi nếu mẹ bế, bé có thể nhận ra hơi mẹ mà đòi ti, không chịu ngậm bình.

3. Hãy thử các loại bình và núm vú khác nhau. Núm vú mềm, gần giống với ti mẹ luôn được ưa thích.

4. Khi con phải cai sữa mẹ và chuyển sang sữa công thức, nên chọn sữa có hương vị giống sữa mẹ nhất. Sữa mẹ được trẻ tiếp nhận từ ban đầu và sẽ ghi nhớ hương vị này.

5. Sử dụng một cây kim vô trùng chọc một lỗ lớn trên đầu núm ti bình sữa để đảm bảo lượng sữa chảy lớn hơn khi ti mẹ. Khi con khóc, cho bé ngậm bình sữa này sẽ rất hiệu quả bởi vì nó có thể làm cho bé cảm thấy sữa có thể chảy ra rất trơn tru.

{keywords}

Trẻ sơ sinh không chịu ti bình, nhất là khi mẹ đã đến giai đoạn phải đi làm khiến nhiều chị em “đau đầu”. (ảnh minh hoạ)

6. Chai sữa nên làm ấm. Nhiều em bé bú sữa mẹ thích sữa nóng hơn so với nhiệt độ bình thường. Tất nhiên, không phải là làm nóng đến mức khiến con bỏng.

7. Nhiều mẹ khi tập cho con bú bình cứ hay cho sữa bột vào tập luôn như vậy sẽ rất khó tập. Vì trong cùng một lúc con phải đối phó với cả 2 sự thay đổi đột ngột đó là ti mẹ và sữa mẹ. Chỉ nên thay đổi từng cái một thôi. Bé ngửi mùi sữa mẹ trong bình sữa cũng sẽ dễ chấp nhận hơn và kích thích bé chịu mút thử hơn.

8. Sử dụng môi trường xung quanh như các đồ chơi âm thanh hoặc tivi, nhạc cụ để đánh lạc hướng sự chú ý của bé. Trước khi nhận ra núm bình sữa đang ở trong miệng của mình, bé đã bắt đầu để hút một cách vô thức.

9. Một số bé chịu bú bình nếu được ở trong môi trường quen thuộc khi bú mẹ. Tức là trái ngược với gợi ý trên, một số bé chỉ chịu mút bình khi nằm trong vòng tay thân thuộc của mẹ. Có những bé chịu bú bình khi được bế thẳng lên một chút, nghiêng bình sữa khiến bé dễ hút.

10. 2 tuần “huấn luyện” bé bú bình trước khi mẹ đi làm là đủ để bé chấp nhận kỹ năng mới này. Tuy nhiên, nên vắt sữa mẹ bỏ vào bình sữa để bé vừa học bú bình, vừa không lãng phí nguồn sữa mẹ.

(Theo Khám phá)