Dưới đây là 10 lý do khác biệt trong việc dạy dỗ một đứa trẻ Nhật Bản giúp họ đạt được những phẩm chất trên.
Học cách cư xử trước khi học kiến thức
Ở các trường học Nhật Bản, học sinh không phải tham gia bất cứ kỳ thi nào cho tới khi vào lớp 4 (khoảng 10 tuổi). Các em chỉ làm những bài kiểm tra nhỏ. Người Nhật tin rằng mục tiêu 3 năm học đầu tiên của trẻ không phải là đánh giá kiến thức của đứa trẻ, mà là hình thành cách cư xử tốt và phát triển tính cách.
Trẻ em Nhật được dạy cách tôn trọng người khác, nhẹ nhàng với động vật và thiên nhiên. Chúng cũng được dạy phải hào phóng, nhân hậu và biết cảm thông. Ngoài ra, trẻ cũng được dạy những phẩm chất như biết ơn, tự quản và công bằng.
Năm học mới bắt đầu vào mùa hoa anh đào
Trong khi hầu hết các trường trên thế giới đều bắt đầu năm học vào tháng 9 hoặc tháng 10 thì ở Nhật Bản, tháng 4 là thời điểm bắt đầu năm học mới. Ngày đầu tiên tới trường thường trùng với một trong những hiện tượng tự nhiên đẹp nhất đất nước này - đó là thời điểm hoa anh đào nở rộ.
Năm học ở Nhật Bản được chia thành 3 kỳ: từ 1/4 đến 20/7, từ 1/9 đến 26/12 và từ 7/1 đến 25/3. Học sinh Nhật được nghỉ 6 tuần vào mùa hè, ngoài ra còn có 2 tuần nghỉ đông và xuân.
Hầu hết các trường không có lao công
Học sinh sẽ phải lau dọn lớp học, nhà ăn, thậm chí là cả nhà vệ sinh. Khi dọn vệ sinh, học sinh được chia thành những nhóm nhỏ và được phân công nhiệm vụ luân phiên suốt năm học.
Người Nhật tin rằng việc yêu cầu học sinh dọn dẹp sẽ dạy trẻ cách làm việc theo nhóm và biết giúp đỡ lẫn nhau. Ngoài ra, việc dành thời gian và công sức cho những việc như quét dọn sẽ khiến bọn trẻ tôn trọng công việc của người khác.
Cơm trưa tự phục vụ
Các trường học Nhật Bản cố gắng hết sức để đảm bảo rằng học sinh được ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng.
Ở các trường tiểu học và trung học cơ sở, bữa trưa được nấu theo một thực đơn chuẩn do các đầu bếp và chuyên gia chăm sóc sức khỏe đưa ra. Tất cả học sinh sẽ ngồi ăn trong lớp học cùng với giáo viên. Điều này giúp xây dựng mối quan hệ thầy trò tích cực.
Học sinh cũng chính là những người hỗ trợ bộ phận bếp phục vụ cả lớp. Nhiệm vụ này được luân phiên mỗi ngày.
Học thêm giờ rất phổ biến ở Nhật
Để vào được một trường trung học tốt, hầu hết học sinh Nhật Bản đều phải học thêm. Các lớp học thường được tổ chức vào buổi tối. Việc trẻ đi học thêm về muộn vào buổi tối là cảnh tượng hết sức quen thuộc ở Nhật Bản.
Học sinh Nhật học 8 tiếng ở trường, nhưng thậm chí trong các kỳ nghỉ hay cuối tuần, chúng lại vẫn phải học tiếp.
Không có gì phải ngạc nhiên khi học sinh ở đất nước này hầu như không bao giờ phải học lại ở cấp tiểu học, trung học.
Học thư pháp và thi ca
Thư pháp và thi ca Nhật dạy bọn trẻ nên tôn trọng văn hóa và các truyền thống lâu đời của đất nước này.
Mặc đồng phục để xoá bỏ khoảng cách
Hầu hết các trường đều yêu cầu học sinh phải mặc đồng phục. Trong khi một số trường có đồng phục riêng, thì đồng phục truyền thống của học sinh Nhật là trang phục kiểu quân đội dành cho nam sinh và áo váy thủy thủ cho nữ sinh.
Chính sách đồng phục của giáo dục nước này nhằm xóa bỏ các khoảng cách về mặt tầng lớp xã hội, giúp cho học sinh có tâm trạng thoải mái hơn trong trường học. Ngoài ra, mặc đồng phục cũng giúp nâng cao tính cộng đồng của trẻ.
Tỷ lệ đi học khoảng 99,99%
Có thể mỗi chúng ta từng trốn học ít nhất một lần trong đời. Nhưng, học sinh Nhật Bản thì không. Thậm chí họ còn hiếm khi đi học muộn. Khoảng 91% học sinh ở Nhật Bản cho biết, họ chưa bao giờ hoặc chỉ có một vài tiết học không chú ý tới những gì giáo viên đang giảng.
Thi cử gắt gao
Vào cuối cấp trung học phổ thông, học sinh Nhật Bản phải tham gia một kỳ thi rất quan trọng sẽ quyết định tương lai của họ. Học sinh có thể chọn một trường đại học mà họ muốn vào, và trường sẽ đưa ra những yêu cầu về điểm số. Nếu học sinh không đạt được tiêu chí đó thì sẽ không được vào.
Sự cạnh tranh để vào đại học ở Nhật là rất gắt gao - chỉ có 76% học sinh tốt nghiệp phổ thông tiếp tục học đại học. Không phải ngẫu nhiên mà giai đoạn chuẩn bị vào đại học được đặt tên là ‘địa ngục thi cử’.
Thời sinh viên - ‘kỳ nghỉ’ tốt nhất trong đời
Sau khi đã vượt qua ‘địa ngục thi cử’, sinh viên Nhật sẽ được nghỉ ngơi một chút. Ở đất nước này, thời sinh viên được cho là những năm tháng sung sướng nhất trong cuộc đời. Đôi khi, người Nhật gọi giai đoạn này là ‘kỳ nghỉ’ trước khi bước vào thế giới công việc đầy áp lực của một người trưởng thành.
Cuộc sống lạ lùng ở Nhật Bản dưới con mắt của bà mẹ yêu nước Mỹ
Cuộc sống ở Nhật Bản được hé mở rất chân thực và đa dạng dưới góc nhìn của một bà mẹ nhiều năm xa quê.
Nguyễn Thảo (Theo Bright Side)