"Lò" cấp bằng là khái niệm dùng để chỉ một cơ sở giáo dục bán bằng cấp, bảng điểm thay vì cung cấp trải nghiệm giáo dục. ‘Lò’ cấp bằng là những ngôi trường trao bằng cấp cho bất cứ ai có thể trả phí.

"Lò" cấp bằng thường hứa hẹn trao bằng trong thời gian rất ngắn dựa trên “kinh nghiệm sống”. Dưới đây là 10 dấu hiệu nhận diện những "degree mill" (các xưởng cấp bằng) của nhóm giáo dục trực tuyến The Get Educated.

{keywords}
Ảnh minh họa


1. Trường chưa được kiểm định

Các “xưởng” cấp bằng thường thích sử dụng những thuật ngữ nghe có vẻ chính thống để gây ấn tượng với các sinh viên tiềm năng. Những cụm từ này thường nghe rất hay, nhưng lại ít có ý nghĩa về mặt chất lượng giáo dục. Hãy thận trọng khi đọc được những cụm từ này: “đã được chứng thực”, “có thể kiểm chứng”, “có giấy phép”, “được quốc tế chấp nhận”, “được công chứng”, “được công nhận bởi Đức Giáo Hoàng”, “được kiểm định bởi UNESCO”.

2. Trường được kiểm định nhưng không phải bởi Hội đồng Kiểm định giáo dục đại học Hoa Kỳ (Council on Higher Education Accreditation - CHEA) hoặc Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (U.S. Department of Education – USDE).

Phần lớn các “xưởng” cấp bằng trên Internet đều “đã được kiểm định”. Nhưng vấn đề là chúng được kiểm định bởi các cơ quan kiểm định giả mạo mà chính họ tạo ra.

Những cơ quan giả mạo này – được biết đến với cái tên “xưởng kiểm định” – thường có tên giống với các cơ quan có uy tín. Họ thường tự xưng là những đơn vị “quốc tế” hoặc “mang đẳng cấp thế giới”, và vì thế mà họ tốt hơn bất cứ cơ quan nào đang hoạt động ở Mỹ.

3. Điều kiện tuyển sinh là phải sở hữu một chiếc thẻ Visa hoặc MasterCard hợp lệ

Thành tích học tập, GPA, điểm thi đều được cho là không cần thiết. Những nhân viên quảng cáo qua điện thoại hay qua ‘email’ rác đều hứa hẹn rằng “bạn không thể bị từ chối”.

4. Bạn được cấp bằng dựa trên bản đánh giá kinh nghiệm làm việc và bản lý lịch gửi qua fax

Hầu hết các “xưởng” cấp bằng đều có khái niệm gọi là “bằng cấp dựa trên kinh nghiệm”. Sự ghi nhận kinh nghiệm làm việc là một lựa chọn hợp lệ ở nhiều trường đại học đào tạo những người đã đi làm. Nhưng quá trình đánh giá kinh nghiệm làm việc để lấy bằng khá là phức tạp. Không có trường đại học trực tuyến hợp pháp nào ở Mỹ cấp bằng tốt nghiệp (thạc sĩ hoặc tiến sĩ) chỉ dựa trên bản đánh giá kinh nghiệm làm việc hay kinh nghiệm sống.

5. Bạn được hứa hẹn một tấm bằng trong vòng 30 ngày kể từ ngày nộp đơn bất kể tình trạng đầu vào của bạn như thế nào

“Xưởng” cấp bằng là những đơn vị bán bằng cấp, bảng điểm giả mạo. Vì thế, họ sẽ cấp cho bạn mảnh giấy ấy càng nhanh càng tốt.

6. Bạn được hứa hẹn sẽ có một tấm bằng, đổi lại là khoản tiền từ vài trăm tới vài ngàn đô la

Các trường đại học thường không tính phí trọn gói. Họ thường tính phí cho mỗi tín chỉ hoặc mỗi khóa học.

7. Trường có nhiều khiếu nại trong hồ sơ

8. “Cố vấn tuyển sinh” trực tuyến của những trường này thường đảm bảo rằng các trường đại học trực tuyến mang đẳng cấp quốc tế không thể được kiểm định ở Mỹ bởi các đơn vị được CHEA công nhận.

Đó là một lời nói dối.

9. Website của trường thường không đưa danh sách giảng viên hoặc chỉ nêu tên những giảng viên đang giảng dạy ở những trường được kiểm định bởi các đơn vị kiểm định giả mạo.

10. Hầu hết sinh viên là công dân Mỹ nhưng lại đặt trụ sở ở nước ngoài, thường là những quốc gia nhỏ, thiếu hệ thống kiểm định học thuật.

Ở Mỹ có 2 cơ quan công nhận (accrediting agencies) các tổ chức kiểm định là Bộ Giáo dục liên bang (USDE) và Hội đồng kiểm định Giáo dục đại học Hoa Kỳ (CHEA), trong đó USDE là cơ quan nhà nước và CHEA là cơ quan độc lập được các trường và các tổ chức kiểm định thừa nhận. Như vậy, hai cơ quan này không trực tiếp kiểm định các trường mà các trường kiểm định thông qua các tổ chức kiểm định.

Uy tín nhất là 8 tổ chức kiểm định ở 6 vùng địa lý như vùng đông bắc, vùng phía nam, vùng phía tây; rồi đến 11 tổ chức cấp quốc gia như HĐ kiểm định giáo dục và đào tạo từ xa, HĐ kiểm định các trường cao đẳng và trung học dạy nghề; và 66 tổ chức chuyên môn nghề nghiệp như: HĐ kiểm định về điều dưỡng đại học, HĐ kiểm định về đào tạo giáo viên, Ủy ban Kiểm định nha khoa Hoa Kỳ.

Các tổ chức này được hoặc USDE, CHEA hay cả hai cơ quan này đồng công nhận. Cấp tiểu bang không ủy quyền hay cấp phép cho các tổ chức kiểm định.

Có những trường được cả 2 cơ quan này công nhận. Muốn biết trường sau trung học nào được kiểm định, có thể vào trang web: http://www.ope.ed.gov/accreditation/ và trang http://www.chea.org/degreemills/ để tìm chi tiết về các trường quan tâm.

Lò cấp bằng đã xuất hiện ở Mỹ từ cuối thế kỷ 19, khi giá trị của bằng cấp tăng đáng kể. Điều đó đã làm xuất hiện thị trường bằng cấp. Tài liệu đầu tiên có ghi về các lò cấp bằng giả xuất là vào năm 1876, được John Eaton, Hội đồng giáo dục Hoa Kỳ gọi là "nỗi hổ thẹn" của nước Mỹ.

Tú Uyên


Nguyễn Thảo

Điều tra vạch trần xưởng bằng giả ở Mỹ

Điều tra vạch trần xưởng bằng giả ở Mỹ

Nhóm điều tra dễ dàng mua được 3 tấm bằng tiến sĩ giả từ một "xưởng bán bằng" - một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ đô la Mỹ. 

Điều tra chấn động: Tố giác 3.000 người Anh dùng bằng giả

Điều tra chấn động: Tố giác 3.000 người Anh dùng bằng giả

Một cuộc điều tra mới đây của chương trình File on Four trên đài BBC Radipo 4 tiết lộ, một nhà máy sản xuất văn bằng giả hoạt động ở Pakistan đã bán hàng ngàn tấm bằng giả cho các công dân Anh.

Hiệu phó trường cao đẳng cầm đầu đường dây làm bằng giả

Hiệu phó trường cao đẳng cầm đầu đường dây làm bằng giả

Phó hiệu trưởng Trường CĐ Công nghiệp Hải Phòng bị Công an tỉnh Nam Định bắt tạm giam.

Bắt 3 sinh viên tham gia đường dây làm văn bằng giả

Bắt 3 sinh viên tham gia đường dây làm văn bằng giả

Công an Hải Phòng vừa cho biết vụ án làm văn bằng, chứng chỉ giả đã được cơ quan an ninh điều tra hoàn tất. 

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận 'chặn đường' bằng giả như thế nào?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận 'chặn đường' bằng giả như thế nào?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã chỉ ra “đường đi” của bằng giả, nhưng chặn đường như thế nào, Bộ GD-ĐT phải làm gì sau khi đã “nhờ” Bộ Nội vụ?