CEO-te-nhat.jpg
Bà Julie Wainwright (tay trái), ông Jerry Yang và bà Carly Fiorina

10 CEO tệ nhất trong lịch sử công nghệ (I)

10 CEO tệ nhất trong lịch sử công nghệ (II)

7.       Julie Wainwright - Pets.com

Pets.com chỉ là 1 trong số nhiều cách công ty kinh doanh bị xóa sổ sau khi cuộc khủng hoảng dot-com xảy ra, và thật không công bằng khi nhận xét tiêu cực về trang web này. Nhưng điều đó không có nghĩa là Wainwright không xứng đáng có tên trong danh sách các CEO tệ nhất cho dù bà đã nhìn thấy trước được sự đổ vỡ khủng khiếp.

Pets.com đã trở thành biểu tượng cho quả bóng dotcom và sự thất bại của nó. Quá trình tăng trưởng mạnh mẽ, những chiến dịch marketing mạnh mẽ và sự suy thoái dần dần của công ty này xứng đáng là một ví dụ điển hình cho các giáo sư đưa vào sách giáo khoa giảng dạy. Nhưng điều khiến cho Wainwright bị đưa vào danh sách các nhân vật thất bại ở thung lũng Silicon không phải là cách thức kinh doanh của bà, mà ở linh vật của công ty. Pets.com đã sử dụng một chú chó làm biểu tượng của công ty, về sau hình ảnh này cũng là biểu tượng cho sự sụp đổ của thế hệ các công ty dotcom (và soạn giả Michael Ian Black đã cho rằng biểu tượng đó là sự xúc phạm đối với nhân loại).

Vậy quãng thời gian tệ đến mức nào đối với bà? Trong một bài báo đăng trên trang sức khỏe phụ nữ SmartNow.com do bà sáng lập sau này, Wainwright đã thú nhận:

"Nhiều năm sau khi công ty đóng cửa, mọi người vẫn cười vào mặt tôi mỗi khi tôi tự giới thiệu tên mình. Chuyện này xảy ra khoảng 1 năm trước đây, khi có người đã hỏi tôi cảm thấy thế nào khi tôi được coi là một trong những thất bại được biết đến nhiều nhất ở Mỹ. Ai ai cũng xa lánh tôi”.

8.      Steve Case - AOL

Steve Case được đưa vào danh sách các CEO tệ nhất nhờ vào một trong những vụ sát nhập lớn nhất mọi thời đại, giữa AOL và Time Warner. Case đã thăng tiến rất nhanh trong sự nghiệp và đưa America Online (sau đó đổi tiên thành AOL) trở thành một trong những nhà cung cấp dịch Internet lớn nhất. Ông đã chọn đúng thời điểm để xâm nhập thị trường và trở thành nhà cung cấp dịch vụ internet lớn nhất với khoảng hơn 30 triệu thuê bao. Chiến lược của Case khá đơn giản, đó là làm cho việc kết nối Internet trở nên dễ dàng hơn với các phần mềm của AOL và làm cho các phần mềm này có thể phổ biến rộng rãi.

Vào thời điểm những năm 1990, khi mà bạn không thể mua được các tạp chí công nghệ hoặc nhận được bài viết của mình nếu không tìm đến một CD ROM của AOL. Công ty phát triển nhanh chóng và đang ở đỉnh cao của thành công thì Case đã đưa ra một quyết định đầy bất ngờ, với việc đưa ra dự định sát nhập Time Warner, một công ty sáng giá trong lĩnh vực truyền thông và giải trí. Đó được miêu tả là một trong những công ty “gạch và vữa” có quy mô lớn đầu tiên, một sự kết hợp giữa truyền thông truyền thống và truyền thông mới, cùng với đó là những cảnh báo được đưa ra.

Đó có lẽ là một thảm họa từ đầu đến cuối. Các vị lãnh đạo của Time Warner sau khi nhận được lời đề nghị đã cho rằng ý tưởng này là rất ngu ngốc. Hai công ty có rất ít các điểm chung và cũng chẳng có gì để mà tương trợ lẫn nhau. Giá trị của AOL đã suy giảm do sự hiểu lầm của thị trường còn Time Warner cũng chẳng thu được lợi ích gì từ vụ sát nhập này.

Cuối cùng người thành công với thương vụ sát nhập này vẫn là Steve Case. Ông đã trở nên rất giàu có sau đó và ngồi vào ghế chủ tịch của công ty mới để bắt đầu những dự định của mình.  Vụ sát nhập có giá trị lên đến 164 tỷ Đô-la kết thúc vào tháng Giêng năm 2001, nhưng gần như ngay lập tức gặp phải rắc rối do sự suy thoái của trào lưu dot-com, cùng với đó là một vụ scandal về kế toán. Case từ chức chủ tịch năm 2003 mặc dù còn giữ vị trí trong ban quản trị của AOL Time Warner thêm 3 năm nữa.

9.      Carly Fiorina - HP

  Khi Carly Fiorina đến với HP vào năm 1999 để nắm giữ cương vị CEO, thì bà được coi là một sự lựa chọn thích hợp. Bà đã đạt được những thành công đáng kể tại AT&T và ngành công nghệ thông tin đang trong thời điểm cần thêm những nhà lãnh đạo cấp cao là nữ.

Sau đó 1 năm, những ấn tượng mà bà để lại là rất lớn, đó là một phụ nữ với mái tóc ngắn và luôn gây được thiện cảm đối với các nhân viên dưới quyền. Nhưng đó cũng là thời điểm bắt đầu của những đổ vỡ. Văn hóa cốt lõi của HP là đảm bảo sự công bằng, nhưng nó bắt đầu thay đổi nhanh chóng. Những khoản nợ đọng được công bố trong lúc công chúng bắt đầu nghe những thông tin về các chuyến bay xa xỉ, những sự trợ giúp cá nhân hậu hĩnh và các kỹ sư bắt đầu bất mãn rằng họ đang bị đặt ra ngoài các quyết định quan trọng. Tiếp sau đó là Compaq. Vụ sát nhập với Compaq thực sự là một thảm họa cho HP Way (văn hóa doanh nghiệp đã được HP xây dựng trước đó), và báo hiệu cho sự sụp đổ của một thứ đã từng được coi là một trong những văn hóa doanh nghiệp tại thung lũng Silicon. Đại gia đình HP đã cố gắng chống lại bằng việc đưa ra các bằng chứng về những thủ đoạn không trong sạch đang hiện hữu, nhưng họ đã thất bại.

Sẽ chẳng thể là thành công khi mà doanh số bán hàng không cao, và sự ra đi đồng loạt của các nhân viên giỏi (chủ yếu từ đội ngũ của Compaq) cùng với sự trồi sụt của giá cổ phiếu. Cùng với đó HP trở thành một trong những kẻ bị buộc tội tệ nhất với việc lừa dối khách hàng mua các hộp mực máy in, với giá thậm chí còn đắt hơn cả cocaine.

Cuối cùng, hội đồng quản trị của công ty đã nhận ra như vậy là quá đủ. Giá trị của công ty đã giảm phân nửa, nhân viên thì hoang moang còn doanh số bán hàng thì không đáp ứng được kỳ vọng. Fiorina từ chối từ chức, nhưng họ đã quyết định sẽ trả cho bà một khoản tiền lớn để mà có thể đi tìm sự khởi đầu mới, nhưng trước hết đó là một kết thúc buồn cho người phụ nữ đã từng có một sự nghiệp khá vinh quang.

10.  Jerry Yang – Yahoo

Rất ít người có thể làm đảo lộn một công ty nhanh và ngoạn mục như Yang đã làm trên cương vị người đứng đầu Yahoo trong 1 năm vừa qua. Người đồng sáng lập ra Yahoo trở lại công ty cũ vào năm 2007 để dọn dẹp sự lộn xộn mà Terry Semel đã để lại. Ở thời điểm đó, nhiều người tin vào khả năng khắc phục khó khăn của Yang với cảm giác lạc quan, nhờ vào những sự trở lại thành công của Steve Jobs và Michael Dell đối với các công ty mà họ sáng lập ra.

Sự lạc quan đó hóa ra đã đặt rất không đúng chỗ. Thay vì giúp công ty lấy lại được mục tiêu và trở lại là một Yahoo từng rất thành công ngày nào, thì Yang lại đem đến cho Yahoo những nhân tố làm đẩy nhanh sự suy thoái của công ty.

Đầu năm 2007, Microsoft chính thức bắt đầu những nỗ lực nhằm sát nhập với Yahoo với bộ phận kinh doanh quảng cáo của hãng. Cho đến năm 2008, thì những động thái của Microsoft được công bố rộng rãi, nhưng mọi việc chẳng đi đến đâu. CEO của Microsoft là Steve Ballmer đã tuyên bố rằng hãng này đang cố gắng huy động khoảng 10 tỷ Đô-la để mua lại Yahoo, tương đương với khoảng 40 Đô-la cho một cổ phần của công ty này.

Là người luôn tự hào với truyền thống của công ty do chính ông sáng lập, cùng với sự khinh ghét vốn có đối với Microsoft và văn hóa doanh nghiệp của gã khổng lồ này, Yang dẫn đầu nhóm chống lại sự sát nhập trong hội đồng quản trị của công ty và cương quyết từ chối lời đề nghị mua lại công ty do Microsoft đưa ra. Ban quản trị của công ty đã bị thuyết phục rằng giá trị của Yahoo sẽ lớn hơn nhiều so với những gì mà Microsoft đề nghị thông qua nỗ lực tự thân vượt khó của công ty cùng với ý tưởng bắt tay hợp tác với Google. Nhưng họ đã rất, rất sai lầm. Các nỗ lực tái thiết của Yang đã trở nên vô nghĩa do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đang diễn ra và sau đó là quyết định chết người củ Google hủy bỏ thương vụ đề nghị do những lo ngại về luật pháp. 

Cách đây vài tuần, Yang đã chính thức từ chức, và Steve Ballmer có cơ hội cười vào mũi những nhân vật có máu mặt ở Yahoo khi tuyên bố rằng bất kỳ khả năng sát nhập nào nếu có cũng đã chết từ lâu rồi. Còn giá cổ phiếu của Yahoo lúc này chỉ vào khoảng 9 Đô-la cho một cổ phiếu.

Có thể hiểu được rằng một người sáng lập công ty sẽ có cảm giác về lòng trung thành đặc biệt với công ty và vì thế sẽ từ chối bất cứ lời đề nghị sát nhập nào, nhưng khi công ty đã ra nhập thị trường chứng khoán và nhiều người dân bắt đầu sử dụng tài khoản về hưu của họ vào thị trường chứng khoán, thì những gì tốt nhất đối với những nhân vật chủ chốt trong công ty là hãy ngồi lại cùng nhau và tìm ra điều gì tốt nhất cho những người đã đầu tư vào nó.  

Bởi vì Ban quản trị của Yahoo không có khả năng nhận ra điều đó, nên có nhiều người đã mất những khoản tiền rất lớn, và công ty hiện nay đang trên đường trở thành một trong những vụ đổ vỡ lớn nhất trong lịch sử.

(Còn nữa)

Lược dịch từ Vnunet