Các cuộc trò chuyện hiệu quả giúp cha mẹ xây dựng mối quan hệ lâu dài và tin cậy đối với con cái. Có 10 câu nói mà bố mẹ nên áp dụng chắc chắn sẽ thành công.

Nếu bạn thường xuyên gặp rắc rối trong các cuộc chuyện trò với con thì hãy thử thay đổi với 10 câu nói nên áp dụng hàng ngày dưới đây.

1. Bố mẹ yêu con...

Hoặc “Bố/ mẹ rất thương con”, “Bố/ mẹ rất yêu quý con”. Câu nói này cho lũ trẻ biết rằng bạn yêu chúng vì chính bản thân chúng. Hãy thường xuyên sử dụng câu “thần chú” này để cho hiệu quả bất ngờ.

{keywords}

Hãy luôn nói cho con biết rằng bạn yêu con nhiều như thế nào. (Ảnh minh họa)

2. Con là người tiếp thu rất nhanh

Học tập là tự nhiên. Trẻ nhỏ thường học rất nhanh vì học hành đôi lúc giống như một trò chơi vậy. Và những gì bạn nói với con sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến việc chúng học như thế nào. Cho dù càng về sau việc học càng trở nên nặng nề hơn thì lũ trẻ vẫn tin rằng chúng luôn thông minh trong mắt bố mẹ và điều đó khiến chúng luôn nỗ lực cố gắng để giống niềm tin bố mẹ dành cho mình.

3. Cảm ơn con

Câu cảm ơn đơn giản là dấu hiệu của sự tôn trọng. Kỹ năng xã hội rất quan trọng trong cuộc sống và bạn càng sớm dạy con biết nói lời cám ơn với người khác càng tốt. Trẻ con nên học cách tôn trọng và biết ơn những gì mọi người làm cho chúng.

4. Làm thế nào để bố mẹ và con đồng ý với nhau về việc….

Đây là về việc thiết lập những thỏa thuận cơ bản để bố mẹ và con cái có thể tìm được tiếng nói chung trong khuôn khổ gia đình. Đạt được sự đồng thuận sẽ giúp tránh các rắc rối thường xảy ra và cung cấp những tiêu chí cơ bản để giải quyết vấn đề khi chúng phát sinh.

5. Hãy nói thêm cho mẹ biết

Câu nói này là cách bạn sử dụng khi muốn đề nghị bọn trẻ chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc và các ý tưởng của chúng với bố mẹ. Nó cũng bao gồm việc học lắng nghe, đó là món quà quý giá bạn có thể dành tặng cho con, vì đó là dấu hiệu của sự quan tâm của bạn đối với con.

6. Hãy dành thời gian đọc sách

Việc đọc sách mang đến rất nhiều lợi ích cho trẻ em. Nó giúp con bạn xây dựng các kỹ năng cần thiết để thành công trong cuộc sống. Nó làm phong phú thêm các mối quan hệ, hiểu biết xã hội và xây dựng tình yêu với việc học tập. Và những cuốn sách cung cấp cho con trẻ các cửa ngõ mở ra một thế giới về con người, tự nhiên và các ý tưởng.

7. Chúng ta đều mắc sai lầm

Các rắc rối luôn xảy ra trong cuộc sống và không có ai là hoàn hảo. Giải quyết các rắc rối, chịu trách nhiệm khi làm sai và học hỏi từ sai lầm là những kỹ năng sống quan trọng mà bạn cần chuẩn bị sẵn sàng cho con.

{keywords}

Bố mẹ cần nói cho con biết rằng không có ai là người hoàn hảo, tất cả mọi người đều có thể mắc sai lầm. Đối mặt với điều đó và bước tiếp về phía trước. (Ảnh minh họa)

8. Bố mẹ xin lỗi

Đó là một câu không dễ nhưng bạn nên học cách nói nó từ thật tâm của mình. Tốt hơn bạn nên kiềm chế trước mỗi cơn nóng giận để không phải nói những điều mà bạn phải xin lỗi về sau.

9. Con nghĩ thế nào?

Hỏi ý kiến con và cho chúng cơ hội được tham gia vào cuộc trò chuyện của bố mẹ. Điều này giúp trẻ học kỹ năng đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm với chọn lựa của mình. Bày tỏ những gì mình nghĩ và đề nghị những gì mình muốn là những kỹ năng cơ bản sẽ theo bọn trẻ trong suốt cuộc đời của chúng.

10. Có

Trong khi "không" là lựa chọn chỉ khả thi trong vài trường hợp thì trên thực tế, có quá nhiều bậc làm cha mẹ thường xuyên sử dụng câu "Không" để nói với con cái, gây tâm lý ức chế và tạo những giới hạn vô hình với trẻ nhỏ. Nếu bạn xây dựng thói quen nói mẫu câu "Có" thường xuyên hơn trong gia đình thì bạn sẽ thấy từ "Không" không nhất thiết xuất hiện nhiều như bạn nghĩ.

(Theo Công luận)