Bức vẽ "Đấng Cứu thế" của Leonardo da Vinci đang là tác phẩm hội họa được bán đấu giá đắt nhất với con số hơn 450 triệu USD.
Bức vẽ "Đấng Cứu thế" của Leonardo da Vinci đang là tác phẩm hội họa được bán đấu giá đắt nhất với con số hơn 450 triệu USD.
Đàm Vĩnh Hưng xin lỗi vì ký lên tranh họa sĩ nổi tiếng
Đại gia chơi nghệ thuật: Khi vợ tỷ phú Roman Abramovich phải xin lỗi
|
Bức họa Salvator Mundi (Đấng Cứu thế) của Leonardo da Vinci đang nắm giữ kỷ lục đắt giá nhất thế giới. Giữa tháng 11/2017, tác phẩm được bán đấu giá tại New York với giá 450.312.500 USD (hơn 10 nghìn tỷ đồng). Mức giá trên bao gồm giá gõ búa cho tác phẩm và các khoản thuế phí cho giao dịch. Theo các tài liệu do New York Times thu thập được, Hoàng tử Saudi Arabia, Bader bin Abdullah bin Mohammed bin Farhan al-Saud, là người mua kiệt tác này. Ảnh: Getty. |
|
Đầu năm 2015, bức tranh sơn dầu về hai cô gái Tahiti When you marry (Khi nào em lấy chồng) của họa sĩ Pháp Paul Gauguin được mua với giá 300 triệu USD. Tác phẩm vốn thuộc quyền sở hữu của một người Thụy Sĩ tên Rudolf Staechelin. Nhà sưu tầm Staechelin không tiết lộ danh tính người mua, nhưng nhiều nguồn tin cho rằng đó là một người Qatar. |
|
The Card Players (Những người chơi bài) là loạt tranh sơn dầu gồm 5 bức vẽ của họa sĩ người Pháp Paul Cézanne, được các nhà phê bình nhận xét như là một nền tảng của nghệ thuật của Cézanne trong giai đoạn những năm 1890. Một trong số đó đã được nhà sưu tập Hy Lạp George Embiricos bán cho một gia đình hoàng gia Qatar với giá hơn 250 triệu USD. Bốn bức còn lại thuộc bộ sưu tập của Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, Musée d’Orsay, Courtauld và Barnes Foundation. |
|
Bức họa trừu tượng mang tên Interchange được Willem de Kooning vẽ vào năm 1955 và được tỷ phú Mỹ Kenneth C. Griffin mua lại với giá lên đến 300 triệu USD vào năm 2015. Hiện tác phẩm sơn dầu trên vải canvas được trưng bày tại Viện Nghệ Thuật Chicago. Cho đến nay, tác phẩm của Kooning vẫn được xếp vào danh sách những bức tranh khó hiểu nhưng giá cao ngất ngưởng. Ảnh: Art Institute of Chicago.
|
Bức No.5 được hoàn thành vào năm 1948 của danh họa Jackson Pollock. Pollock đã sử dụng loại ván sợi ép và sơn nhựa tổng hợp để hoàn thành tác phẩm này. Các màu nâu, xám, vàng, đỏ trộn vào nhau, khiến nhiều người liên tưởng đến những chiếc tổ chim. Năm 2006, David Geffen bán bức tranh cho doanh nhân Mexico - David Martinez - với giá 140 triệu USD. |
|
Tác phẩm tranh khỏa thân Nu Couché của họa sĩ Italy, Amedeo Modigliani, gây chú ý khi được bán đấu giá hơn 170 triệu USD vào tháng 11/2015, cũng tại New York. Hai người Trung Quốc, Liu Yiqian and Wang Wei, mua bức tranh này để trưng bày tại bảo tàng của họ ở Thượng Hải. |
|
Tại một phiên đấu giá ở New York, Mỹ vào tháng 5/2015, tác phẩm Les Femmes d’Alger (Version O) của Pablo Picasso đã được một người mua bí ẩn trả giá hơn 179 triệu USD. Nhà đấu giá Christie’s giữ bí mật tuyệt đối danh tính chủ sở hữu bức tranh, tuy nhiên một số nguồn tin cho rằng nhân vật bí ẩn là cựu Thủ tướng Qatar, Sheikh Hamad bin Jassim bin Jaber Al Thani. |
|
Bộ đôi bức họa chân dung Maerten Soolmans và Oopjen Coppit của họa sĩ Hà Lan Rembrandt vẽ vào năm 1634. Viện bảo tàng Rijksmuseum (Amsterdam) và Louvre (Paris) kết hợp mua lại bức tranh này từ gia đình Rothschild vào năm 2015 với giá 180 triệu USD. |
|
Năm 2014, tỷ phú người Nga Dmitry Rybolovlev đã chi 186 triệu USD để mua bức No. 6 (Violet, Green và Red) của Mark Rothko, tạo ra mức giá kỷ lục lúc bấy giờ. Tác phẩm này được đánh giá mang đến một cái nhìn hoàn toàn mới về nghệ thuật hội họa trừu tượng. Sử dụng ba gam màu tím - xanh - đỏ, sắp xếp theo hàng dọc, bức tranh tạo cho người xem cảm giác như bị nhấn chìm trong các ý nghĩ về sự sống và tâm linh. |
|
Tranh trừu tượng Number 17A của họa sĩ Mỹ Jackson Pollock được tỷ phú Kenneth C. Griffin mua cùng thời điểm Interchange với giá 200 triệu USD và cũng được trưng bày tại Viện Nghệ thuật Chicago. |
(Theo Zing)
|