Mới thứ hai vừa qua, vụ việc Amazon mua lại Twitch với giá 970 triệu USD (~ 20.000 tỷ đồng)đã gây xôn xao dư luận quốc tế, điều này hoàn toàn bất ngờ bởi vì trước đó không lâu, Google cũng theo đuổi Twitch thậm chí với số tiền có phần nhỉnh hơn - 1 tỷ USD tiền mặt.

Thật khó để nói việc thâu tóm này có ảnh hưởng thế nào đối với cách thức lên sóng và đối với khán giả game PC như thế nào, hoặc Amazon sát nhập kênh livestreaming lớn nhất thế giới với các dịch vụ truyền thông và quảng bá của mình ra sao? Tuy nhiên, việc Amazon mua lại Twitch mà không có bất kỳ sự ảnh hưởng nào là điều hoàn toàn không thực tế.

"Chúng tôi vẫn giữ nguyên hầu hết tất cả mọi thứ", giám đốc điều hành Emmett Shear của Twitch đã viết trong một bản thông cáo việc chuyển nhượng công ty. Trong một thông báo khác, Shear nói rằng việc Amazon tiếp quản công ty sẽ cho phép nó "tạo ra các công cụ và dịch vụ nhanh hơn so với việc chúng tôi tự mình tiến hành". Dẫu vậy, việc sẽ có những sự thay đổi là điều không tránh khỏi, hãy cùng tìm hiểu xem những tính năng nào được người dùng trông chờ nhất và những gì của Twitch nên giữ lại trong cuộc đổi chủ lần này.

Để khán giả đóng góp trực tiếp cho các tổ chức từ thiện

Các tổ chức từ thiện livestream như Desert Bus For Hope Extra Life là một trong số các ứng dụng được yêu thích nhất trên Twitch bởi vì họ sử dụng game để mang đến sự nhận thức đối với các nguyên nhân khác nhau. Twitch cho phép bạn đăng ký subscribe để có thể trực tiếp hỗ trợ họ, và tổ chức từ thiện được mở rộng bởi chính các streamer. Amazon đã có một chương trình mà qua đó các tổ chức từ thiện có thể áp dụng để nhận, chuyển tiền thông qua nó - Amazon Smile.

Tăng cường trải nghiệm các giải đấu – theo dõi

Một trong những điều mà Twitch phải cạnh tranh với những trò chơi hỗ trợ theo dõi các trận đấu in-game như CS:GODotA 2. Tại sao phải xem trận đấu trên livestream nếu như có thể theo dõi nó ngay trong game, tùy ý cài đặt các thiết lập và sử dụng chính GPU của mình, điều khiển camera đến bất cứ nơi nào tôi muốn trong khi vẫn lắng nghe những lời bình luận từ các caster? Chúng ta luôn mong đợi nhiều trò chơi sẽ được cung cấp tính năng này theo thời gian, như một vài lĩnh vực game bắn súng dự kiến xuất hiện trong vài năm tới.

Với đối tượng chính là các game thủ PC, Twitch cần phải cạnh tranh để cung cấp cho họ một trải nghiệm tốt hơn trên trình duyệt so với in-game, như là về mặt âm thanh chẳng hạn. Hay với động thái tích cực là tích hợp một cái gì đó như CSGOlounge hay Dota2lounge trực tiếp lên trang Twitch. Dù bằng cách nào, Twitch sẽ phải khiến cho việc trải nghiệm trận đấu trên livestream trở nên hấp dẫn hơn để thu hút được cộng đồng game thủ.

Mang đến một dịch vụ khách hàng tuyệt vời

Amazon nổi tiếng thế giới với các dịch vụ tuyệt vời và họa chăng Twitch có điên mới không áp dụng điều đó. Các giải pháp hiện tại của Twitch đang gây thất vọng đối với người dùng: Support Center gồm một loạt các hướng dẫn theo kiểu wiki-style, và các trang liên hệ của nó sử dụng những email không chính xác. Mặc dù không có nhiều vấn đề xảy ra với hệ thống support của Twitch, song tốt hơn hết là nên cải thiện nó để phòng tránh những rắc rối không đáng có.

Vay băng thông

Hai trong số những thử thách đối với Twitch là băng thông và hiệu suất máy chủ. Trong tháng Hai, tờ Wall Streed Journal nói rằng Twitch chịu trách nhiệm cho 1,8% đỉnh điểm lưu lượng truy cập Internet của Mỹ, cao hơn cả Facebook hoặc Valve ở cùng thời điểm. Còn Amazon thì có khả năng vận hành một khối điện toán đám mây khổng lồ ước tính trị giá lên tới 1,5 tỷ USD (~ 30.000 tỷ đồng) nhờ vào Amazon Web Services của mình. Hy vọng Amazon có thể nhanh chóng mở rộng mạng lưới máy chủ cho Twitch để mang đến sự tiện dụng cho người dùng.

Hợp tác với Youtube

Cho đến giờ vẫn chưa có dấu hiệu gì về điều này cả, nhưng sẽ thật không may cho Twitch nếu nó để mất đi tính năng này chỉ bởi vì Youtube thuộc sự bảo trợ của một trong những đối thủ cạnh tranh lớn nhất - Google. Việc cung cấp các kênh truyền hình là một hình thức chia sẻ cuộc sống và mang đến lợi ích về tiền bạc dành cho những người làm ra nó. Nhu cầu này đã tăng rất mạnh trong những năm trở lại đây và được coi là một hình thức kinh doanh trên mạng khá phổ biến.

Âm nhạc tạo ra tiền, đừng tắt nó đi

Twtich đã gây ra một làn sóng phản ứng dữ dội khi tuyên bố rằng họ sẽ làm việc với Audible Magic để quét các video trước khi publich (không bao gồm nội dung) để xem là liệu âm thanh có phải là bản quyền hay không và tự động “mute” các video vi phạm chính sách của mình. Động thái này có thể coi là điều kiện tiên quyết để được mua lại bởi một công ty lớn chuyên về nhạc kỹ thuật số như Amazon. Amazon sẽ rất “ngớ ngẩn” nếu không tích hợp một hệ thống giới thiệu cho livestream music – phân nửa bình luận từ những video music trên Youtube là “Bài hát này tên là gì?”. Nên có một cơ chế để người tiêu dùng có thể mua bản nhạc họ nghe và khi đó ai cũng có lợi: người tiêu dùng, các nghệ sĩ, và Amazon.

Không thiên vị nội bộ

Amazon cũng thiết kế các trò chơi. Và cho đến nay, các trò chơi mà họ thiết kế chủ yếu trên các thiết bị Kindle Fire, Amazon Fire TV và các thiết bị khác của mình, nhưng việc chiêu mộ nhà thiết kế Clint Hocking (Far Cry 2, Splinter Cell), Kim Swift (Portal) và Ian Vogel (System Shock 2) đầu năm nay cho thấy rằng Amazon đang rất chú trọng vào việc sản xuất các trò chơi sẽ thu hút được những người đam mê hardcore.

Việc điều khiển một trong những nền tảng lớn nhất trong ngành công nghiệp game là một công cụ khá hữu ích cho việc thu hút sự chú ý đối với các dự án mới, và hy vọng rằng Amazon không lợi dụng Twitch chỉ như một công cụ để quảng bá cho các trò chơi của riêng mình.

T.B